Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Tức cảnh Pắc Bó - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Tức cảnh Pắc Bó - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: Sử dụng thể thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mệnh.

- Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mệnh đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh tình yêu với vị lãnh tụ vĩ đại – người cha già của dân tộc hiểu được tinh thần cách mạng cao cả của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

- Đọc thuộc lòng bài thơ "Khi con tu hú" nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

3. Bài mới

Giáo viên: Ở chương trình lớp 7 các em đã học những bài thơ của Bác như: "Cảnh khuya", "Nguyên tiêu". Đó là những bài thơ nổi tiếng của Bác viết trong thời kì đầu kháng chiến ở Việt Bắc. Còn hôm nay các em lại găp lại Người ở Pác Bó (Cao bằng) vào mùa xuân 1941 để hiểu được tinh thần Cách Mạng của Người.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu luân chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc. Hướng dẫn học sinh đọc chính xác, ngắt nhịp đúng, giọng điệu thoải mái, thể hiện giọng điệu thoải mái.

- Giáo viên đọc mẫu:

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh?

Hỏi: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ: sử Đảng, bẹ.

I. Đọc tìm hiểu luận chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969)

b. Tác phẩm:

- Bài thơ được ra đời trong khi Bác sống và hoạt động cách mạng bí mật ở hang núi Pác Bó - Cao Bằng.

c. Từ khó:

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

Hỏi: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của bài thơ?

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

+ Phương thức: Tự sự + Biểu cảm (Chủ yếu là biểu cảm)

Hỏi: Nêu bố cục của bài thơ tứ tuyệt?

2. Bố cục:

- Bố cục: Bài thơ có 4 câu (thất ngôn tứ tuyệt) hai câu thơ đầu thường miêu tả sự vật, sự việc. Câu thơ thứ ba chuyển mạch, câu thứ 4 biểu thị tư tưởng.

Hỏi: Bài thơ có thể chia làm mấy ý lớn?

- Bài thơ chia làm hai ý lớn:

+) Cảnh sinh hoạt & công tác câu 1,2,3

+) Cảm nghĩ của Bác câu 4

Hỏi: Em có nhận xét gì về giọng điệu chung của bài thơ?- Giọng điệu thơ: Tự nhiên bình dị, vui vẻ sảng khoái pha chút hóm hỉnh cho ta cảm giác vui thích→ ý tưởng bài thơ toát lên từ đó.
- Gọi học sinh đọc 3 câu thơ đầu:

3. Phân tích:

a. Cảnh sinh hoạt và công tác của Bác:

* Ba câu thơ đầu:

“ Sáng ra bờ suối... hang

Cháo bẹ................ sẵn sàng

Bàn đá................... sử Đảng.

Hỏi: Câu thơ được ngắt nhịp như thế nào? cách ngắt nhịp đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gì?

Câu 1:

“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang “.

- Ngắt nhịp 4/3, đối: (thời gian: sáng tối, không gian: suối - hang, hoạt động: ra, vào)

Hỏi: Vậy cuộc sống sinh hoạt của Bác hiện lên như thế nào?⇒ Công việc và nếp sinh hoạt của Bác rất nề nếp quy củ.

Hỏi: Câu thơ tiếp theo cho em biết gì về bữa ăn thường nhật của Bác?

Hỏi: Em hiểu như thế nào về cấu tạo và nghĩa của từ "sẵn sàng"

Câu 2:

“ Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

- Bữa ăn giản dị, dơn sơ, sử dụng những lương thực thực phẩm thanh đạm sẵn có.

- Sẵn sàng: Từ láy mang giọng điệu đùa vui diễn tả sự lạc quan, đồng thời diễn tả sự sẵn có, đầy đủ.

Hỏi: Em hiểu như thế nào là chông chênh? Câu thơ có mấy?

Hỏi: Câu thơ cho em biết điều kiện, hoàn cảnh làm việc của Bác như thế nào?

+ Câu 3:

“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

- Chông chêng: Từ láy→ không thăng bằng → Hoàn cảnh làm việc khó khăn, thiếu thốn, vất vả.

- Câu thơ tạo thành 2 vế đối. Dù điều kiện khó khăn thiếu thốn nhưng Bác vẫn hăng say làm việc “dịch sử Đảng”

Hỏi: Nội dung ba câu thơ đầu cho em biết điều gì về công việc và cảnh sinh hoạt của Bác khi ở hang Pác Bó?

+ Giáo viên: Ba câu thơ giọng điệu đùa vui thoải mái, câu 1 nói về ở, câu 2 nói về ăn. Toát lên cảm giác thích thú, hài lòng làm ta nhớ cảnh rừng Việt Bắc 1947

- Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

Khách đến thì mời ngô nếp nướng

⇒ Bác được sống giữa thiên nhiên, núi rừng. Dù gian khổ nhưng vẫn thư thái, vui tươi, lạc quan, yêu đời, hăng say làm cách mệnh.

Đó là hình tượng người chiến sỹ Cách Mạng được khắc hoạ chân thực vừa có tầm vóc lớn lao trong tư thế uy nghi giống như bức tượng đài vị lãnh tụ Cách Mạng đang dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô làm tài liệu đồng thời đang suy tư tìm cách xoay chuyển lịch sử Cách mạng Việt Nam chuẩn bị cho cao trào đấu tranh mới…

- Gọi học sinh đọc câu thơ 4

Hỏi: Mơ ước lớn nhất của Bác là gì?

Hỏi: Bác làm cách mệnh vì mục đích gì?

Hỏi: Bác suy nghĩ như thế nào về cuộc đời cách mạng? Điều gì khiến Bác nghĩ như vậy?

Hỏi: Niềm vui trước cái "sang" của cuộc sống đầy gian khổ cho em hiểu thêm vẻ đẹp nào của Bác?

Hỏi: Hãy so sánh "thú lâm tuyền" ở bài "Côn sơn ca" và "thú lâm tuyền" của Bác Hồ ở bài thơ này có điểm gì giống và khác nhau?

b. Tâm trạng của Bác:

“ Cuộc đời........... sang”

- Làm cách mạng là vì nước vì dân, so với niềm vui ấy thì những khó khăn, gian khổ trong sinh hoạt kia không đáng gì với cái sang được làm cách mạng.

- Sự sang trọng giàu có về mặt tinh thần của cuộc đời làm Cách Mạng, lấy lí tưởng cứu nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục. Lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp Cách Mạng.

* Tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên, tinh thần Cách Mạng kiên trì, lạc quan.

- Thú lâm tuyền của Nguyễn Trãi là niềm vui của người ẩn sĩ “ Lánh đục về trong”⇒ sự thanh cao nhưng lánh đời có phần tiêu cực.

- Thú lâm tuyền đối với Bác là sống hoà hợp với lâm tuyền nhưng vẫn vẹn nguyên cốt cách chiến sĩ ⇒ biểu hiện của cuộc đời cách mệnh.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ? Tính chất cổ điển & hiện đại của bài thơ được thể hiện như thế nào?

+ Cổ điển: Thú lâm tuyền thơ thất ngôn, tứ tuyệt.

+ Hiện đại: Cuộc đời Cách Mạng, lối sống Cách Mạng, lạc quan….

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Giáo viên kết luận nội dung bài học, nhắc học sinh về học thuộc nội dung ghi nhớ

III. Tổng kết:

- Cổ điển: thú vui lâm tuyền, thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, hình ảnh, nhịp điệu, giọng điệu hóm hỉnh.

- Hiện đại: cuộc đời Cách Mạng, lối sống Cách Mạng, công việc Cách Mạng, tinh thần lạc quan Cách Mạng, ngôn từ giản dị, tự nhiên.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa – Trang 30.

Hỏi: Qua việc phân tích bài thơ em có cảm nhận gì về lối sống, phong thái, bản lĩnh Cách Mạng của Bác?

IV. Luyện tập:

- Bác có lối sống giản dị, phong thái ung dung có bản lĩnh Cách Mạng kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: “Câu cầu khiến”