Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Tổng kết phần văn - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Tổng kết phần văn - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được một số khái niệm liên quan đến đọc - hiểu văn bản như chủ đề, đề tài, nội dung yêu nước, cảm hứng nhân văn.

- Hệ thống lại các văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

- Sự đổi mới trong thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm thụ, phân tích những đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức yêu thích đối với môn học, tình yêu quê hương đất nước.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu các chủ đề văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8. Nhận xét về một trong các nội dung đó của địa phương em.

3. Bài mới

Chúng ta đã học các văn bản thơ ở chương trình ngữ văn 8, để củng cố kiến thức về thể loại, thời gian sáng tác và giá trị nội dung, nghệ thuật của các văn bản đã học chúng ta tìm cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê các văn bản văn học:

- Giáo viên treo bảng phụ - gọi học sinh trả lời - đối chiếu kết quả trên bảng phụ và ghi vở.

Lập bảng thống kê:
VĂN BẢNTÁC GIẢTHỂ LOẠIGIÁ TRỊ NỘI DUNG CHỦ YẾU
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (B15)Phan Bội Châu (1867- 1940)thất ngôn bát cú Đường luậtKhí phách kiên cường bất khuất, phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh ngục tù của người chiến sĩ cách mệnh yêu nước
Đập đá Côn Lôn (b15)Phan Châu Trinh (1872-1926)thất ngôn bát cú Đường luậtHình tượng người tù yêu nước ngang tàng, lẫm liệt trên đảo Côn lôn, dù gặp nguy nan vẫn không sờn lòng.
Muốn làm thằng Cuội (B16)Tản Đà Nguyễn Khắc hiếu (1889-1939)thất ngôn bát cú Đường luật.Tâm sự của một con người có mối bất hòa sâu sắc với thực tại, tầm thường muốn thoát li bằng ảo mộng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng
Hai chữ nước nhà (b 17)Á Nam-Trần Tuấn Khải (1895-1983)Song thất lục bátMượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và cổ vũ lòng yêu nước, ý trí cứu nước của đồng bào đầu thể kỉ XX
Nhớ rừng (b18)Thế lữ (1907-1989)Thơ mới (tự do- 8 chữ)Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để bộc lộ nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và khao khát tự do, khơi gợi lòng yêu nước.
Ông đồVũ Đình Liên (1913-1996)Thơ mới Ngũ ngônHoàn cảnh đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người cùng nét đẹp truyền thống dân tộc đang dần tàn lụi và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa.
Quê hương (Bài 19)Tế Hanh 1921Thơ mới tám chữTình quê hương trong sáng, thiết tha được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động của một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên là hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt làng chài.
Khi con tu hú (Bài 19)Tố HữuLục bátTình yêu cuộc sống và khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
Tức cảnh Pác Pó (Bài 20)Hồ Chí Minh 1890-1969Thất ngôn tứ tuyệt Đường luậtTinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống Cách mạng đầy gian khổ ở Pác Pó. Với Người, được làm cách mệnh và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Ngắm trăng (Vọng nguyệt)- trích nhật ký trong tùù) (Bài 21)Hồ Chí Minh 1890-1969Thất ngôn tứ tuyệt chữ HánTình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh ngục tù khổ cực, tối tăm.
Đi đường (Tẩu lộ, trích nhật kí trong tù) (bài21)Hồ Chí Minh 1890-1969Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát)Y nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian khó chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.
Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) Bài 22Lí Công Uẩn (974-1028)Nghị luận trung đại- thể chiếuChiếu dời đô thể hiện khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập thống nhất, phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Hịch tướng sĩ – Bài 23Trần Quốc Tuấn (1231-1300)Nghị luận trung đại (Thể hịch)Bài hịch thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ rhù xâm lược.
Nước Đại Việt ta Trích: Bình ngô đại cáo - Bài 24Nguyễn Trãi (1380-1442)Nghị luận trung đại (thể cáo)Văn bản có ý nghĩa giống như một bản tuyên ngôn đọc lập: nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền riêng, có truyền thống lịch sử, kẻ xâm lược phản nhân nghĩa nhất định sẽ thất bại.
Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - Bài 25Nguyễn Thiếp (1723- 1804)Nghị luận trung đại (thể tấu)Văn bản khẳng định mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có trí thức, góp phần làm cho đất nước cường thịnh, chứ không phải để cầu lợi danh. Muốn học tập tốt phải có phương pháp, học rộng rồi tóm lược cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
Thuế máu Trích: Bản án chế độ thực dân Pháp. - Bài 26Nguyễn ái Quốc (Hồ Chí Minh 1890-1969)- Nghị luận (Văn chính luận – văn phân tích bình luận các vấn đề chính trị -xã hội đương thời)Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa trở thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các trận chiến tàn khốc. Nguyễn ái Quốc đã phanh phui sự thật ấy bằng những tư liệu phong phú, chứng cớ xác thực.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh so sánh sự khác biệt về nghệ thuật giữa các văn bản thơ mới và thơ đường luật.

Hỏi: Chỉ ra điểm khác biệt giữa nghệ thuật thơ cổ và thơ mới thông qua các văn bản thơ ở bài 15,16 và các bài 18,19.

- Thể thơ tự do, đổi mới về vần điệu, lời thơ tự nhiên bình dị.

Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng đổi mới về mặt cảm xúc và tư duy.

Hỏi: Vì sao các bài 18,19 được gọi là thơ mới? Chúng “mới” ở điểm nào?

- Giáo viên: Ngoài thơ tự do vẫn có các bài thơ được sáng tác theo thể truyền thống: thơ 7 chữ, năm chữ, tám chữ lục bát… thậm trí có cả nhà sĩ làm thơ Đường luật, nhưng cả nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật rất khác với thơ cổ.

- Gọi học sinh đọc các câu thơ hay mà học sinh yêu thích – giải thích sự yêu thích đó.

- Những vần thơ hay vì: hình ảnh đẹp, mới mẻ, ngôn ngữ bình dị, giàu sức biểu cảm...

II. So sánh sự khác biệt về ngệ thuật giữa các văn bản thơ mới và thơ đường luật.

Thơ trung đạiThơ mới

- Giới hạn số câu, số tiếng, niêm, luật, đối, cách gieo vần chặt chẽ gò bó.

- Cảm xúc cũ, tư duy cũ, cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu lộ trực tiếp.

Sử dụng phép tượng trưng ước lệ, công thức, cảm xúc thi sĩ nói bằng hình ảnh thiên nhiên (mượn cảnh nói tình)

- Không hạn định về số câu, số tiếng, vần cách, vần liền tự do.

- Cảm xúc, tư duy mới mẻ, đề cao cái tôi cá nhân phóng khoáng tự do.

Lời thơ bình dị, tự nhiên gần với lời nói đời thường, cảm xúc của thi sĩ được diễn đạt tự nhiên, chân thật.

=> Thơ mới: Phong trào thơ mang tính chất lãng mạn ra đời vào những năm 1932 – 1933 và kết thúc vào năm 1945. Thơ mới được thể hiện bằng sự phá cách, không tuân thủ các luật lệ nghiêm ngặt của thơ cổ về số câu số tiếng, luật bằng trắc, cách gieo vần, phép đối…Thay đổi cả về nội dung cảm xúc. Sự đổi mới của thơ mới không phải nằm ở phương diện thể thơ mà ở chiều sâu cảm xúc và tư duy thơ.

- Thơ mới gắn liền với tên tuổi của các nhà thơ như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…

* Các câu thơ hay:

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

(Quê hương- Tế Hanh)

“ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi...

Đâu những những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn.

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

(Nhớ rừng- Thế Lữ)

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Phân biệt thơ mới và thơ truyền thống

5. Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn (tiết 2)