Hịch tướng sĩ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được tinh thần yêu nước của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của người anh hùng dân tộc và của quân, dân đời Trần. Đặc điểm của thể văn chính luận ở " Hịch tướng sĩ"
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc – hiểu một văn bản theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sôi sục thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên xâm lược.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, căm thù giặc, biết trân trọng những trang sử vẻ vang của dân tộc.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài Hịch tướng sĩ? Phân tích những tội ác của giặc được thể hiện trong bài hich?
3. Bài mới
Trước những tội ác hoành hành của giặc, sự thờ ơ trước vận mệnh đất nước của tướng lĩnh dưới quyền, lời hịch của Trần Quốc Tuấn thể hiện một trái tim yêu nước và răn dạy binh sĩ như thế nào? chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu tiết học thứ 2 của bài hịch.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (tiếp): - Học sinh đọc đoạn văn: "Các ngươi…phỏng có được không" Hỏi: Qua lời kể trên em nhận thấy những tình cảm ân tình của chủ tướng dành cho tì tướng của mình như thế nào? | b. Mối quan hệ giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai trái: b. 1) Mối ân tình giữa chủ và tướng: * Tình cảm và ân tình của chủ tướng đối với tì tướng của mình - Kết cấu câu: "Không có… thì ta cho" kết cấu lặp đi lặp lại nói về tình cảm gắn bó, thương yêu sâu sắc và bao dung của Trần Quốc Tuấn đối với các thuộc tướng của mình trên mọi phương diện cả về vật chất lẫn tinh thần. - Nội dung: Nhắc nhở các tướng sĩ hãy nhớ ân tình của chủ mà báo đền. Mặt khác quan hệ đẳng cấp: chủ, bầy tôi rất ân tình, bao dung đầy uy quyền và diễn đạt mối quan hệ cùng cảnh ngộ, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục. |
Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về kết cấu câu? Giọng điệu như thế nào? Hỏi: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa chủ và tướng? - Giáo viên: Mối quan hệ giữa chủ tướng và quân là mối quan hệ cùng cảnh ngộ, để khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, tinh thần ân nghĩa thủy chung, tinh thần của những người cùng cảnh ngộ: Lúc trận mạc cùng nhau xông pha. | - Kết cấu câu lặp đi lặp lại, giọng điệu phân biệt rõ dưới trên, 2 vế song hành đối xứng → biền ngẫu… - Quan hệ giữa chủ tướng và quân quan hệ cùng cảnh ngộ, gắn bó khăng khít chẳng thể tách rời giữa tướng và quân, đầy ân tình, gắn bó đồng cam cộng khổ. |
Hỏi: Sau khi bày tỏ quan hệ thân tình, Tác giả đã phê phán lối sống sai lầm của các tướng sĩ trên những phương diện nào? | b. 2) Phê phán thái độ và hành động sai trái của tướng sĩ: - Chủ nhục…không biết lo, - Nước nhục…không biết thẹn, - hầu giặc... không biết tức Nghe nhạc thái thường để đãi yến nguỵ sứ…không biết căm. - Vui chọi gà…vui, bài bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon, mê tiếng hát,... |
Hỏi: Em có nhận xét gì về hành động thái độ các tướng sĩ dưới quyền của Trần Quốc Tuấn? Hỏi: Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra lối sống ấy dẫn đến hậu quả gì? | - Hành động hưởng lạc, quên danh dự và nghĩa vụ, thái độ cầu an hưởng lạc, thờ ơ vô trách nhiệm trước vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. - Hậu quả: nước mất nhà tan, thân bại danh liệt, tiếng xấu để đời. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách phê phán của tác giả? Tác dụng của cách phê phán đó là gì? - Phê phán thái độ và những hành động sai trái của tướng sĩ, chỉ cho họ thấy thái độ, hành động đúng | - Tác giả vừa chân tình chỉ bảo, vừa nghiêm khắc phê phán, có khi tác giả nói thẳng gần như sỉ mắng. Nhằm kích động lòng tướng lĩnh làm cho họ tức khí muốn mau chóng chứng minh tài năng, phẩm chất bằng những việc làm thiết thực. |
Hỏi: Nêu các biện pháp nghệ thuật? Hỏi: Em có nhận xét gì về câu văn, giọng điệu? | Nghệ thuật: Cấu trúc đối xứng, tương phản đối lập, sử dụng điệp từ, điệp ý tăng tiến, câu hỏi tu từ... - Giọng điệu khi mềm dẻo khi lại đanh thép, làm tăng sức thuyết phục cho lời hịch. (Cựa gà trống…đâm thủng áo giáp…Mẹo cờ…mưu lược nhà binh…thái ấp không còn…vui có được không? ) |
Hỏi: Bằng cách thuyết phục đó Trần Quốc Tuấn bày tỏ mong muốn gì đối với tướng lĩnh dưới quyền? | ⇒ Trần Quốc Tuấn muốn tướng lĩnh thay đối lối sống, nêu cao tinh thần cảnh giác, phát huy năng lực, học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ, quyết chiến quyết thắng kẻ thù. |
- Gọi học sinh đọc đoạn 4 Hỏi: Tác giả đã khuyên răn tướng sĩ những điều gì? Hỏi: Em hiểu câu đặt mồi lửa ở dưới đống củi, kiềng canh nóng mà thổi rau nguội là gì? Hỏi: Lợi ích của lời khuyên được khẳng định trên những phương diện nào? - Theo em 2 Đoạn Văn trên Tác giả đã thuyết phục người nghe, người đọc bằng lối nghị luận như thế nào? + Sử dụng câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng. Lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm tha thiết → Trần Quốc Tuấn vạch giữa 2 con đường chính và tà, nghĩa là con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Tác giả bày tỏ rõ thái độ dứt khoát để thanh toán nạn trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ. Cổ vũ những người còn thờ ơ đắn đo hãy đứng thẳng sang lực lượng quyết chiến, quyết thắng | c. Nhiệm vụ cần thiết: - Nhớ câu kiềng canh nóng mà.... → Nêu cao cảnh giác. - Huấn luyện binh sĩ luyện tập cung tên.. võ nghệ - Bêu đầu Hốt Tất Liệt, rửa thịt Vân Nam Vương - Chẳng những thái ấp.. bền vững.. tên họ các ngươi cũng thơm.. còn nhà. còn nước.. → Điệp ngữ, liệt kê, so sánh, các hình ảnh câu văn biền ngẫu, cân đối, nhịp nhàng → Tình cảm thắm thiết có tác dụng, cổ vũ ý trí và quyết tâm đấu tranh |
Hỏi: Bài Hịch này viết ra nhằm mục đích gì? Hỏi: Em hiểu Binh thư yếu lược nghĩa là gì? → Sách chọn lựa binh pháp của nhà cầm quân nổi tiếng trong lịch sử Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về lời văn, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật? Qua đó em hiểu được điều gì Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào với tướng sĩ của ông và với kẻ thù? → Dứt khoát, rõ ràng với tướng sĩ. - Lịch sử chống quân xâm lược thời Trần đã chứng minh như thế nào cho chủ chương kêu gọi tướng sĩ học tâp binh thư của Trần Quốc Tuấn? → Liên tục chiến thắng quân xâm lăng của giặc Nguyên – Mông Thế Kỉ XVIII + Hoạt động nhóm trong: 3 phút 1. Qua bài em cảm nhận Trần Quốc Tuấn là người như thế nào? - Gọi học sinh báo cáo - nhận xét – giáo viên bổ sung | *Kêu gọi tướng sĩ - Tập Binh thư yếu lược... phải biết... Đạo thần chủ... nghịch thù…Tại sao vậy? giặc và ta là kẻ thù... Ta viết Hịch... các ngươi biết bụng ta → Đối lập, giọng dứt khoát, rõ ràng - Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược. ⇒ Trần Quốc Tuấn là người coi trọng danh dự và có trách nhiệm với đất nước, khinh ghét thói cầu an hưởng lạc căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng Hình ảnh người anh hùng yêu nước, đau xót trước tình cảnh đất nước và căm thù giặc sâu sắc. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Nêu cảm nhận về nội dung và những căn cứ làm nên sức thuyết phục của bài hịch? | III. Tổng kết: Tinh thần Sát Thát: quyết chiến, quyết thắng - Sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, kết hợp tư duy lô gic với tư duy hình tượng, lý trí và tình cảm, luận điểm, luận chứng chặt chẽ, lời văn khi thống thiết trữ tình làm người đọc, người nghe xúc động, quyết tâm hành động. - Ghi nhớ trang 61 Sách giáo khoa |
4. Củng cố, Luyện tập
Hỏi: Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn? Lời phê phán và kêu gọi tướng lĩnh dưới quyền?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: Hành động nói
Bài trước: Hịch tướng sĩ (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài tiếp: Hành động nói - Giáo án Ngữ Văn lớp 8