Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Đi bộ ngao du (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Đi bộ ngao du (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.

- Cách lập luận chặt chẽ sinh động của nhà văn.

- Lối viết nhẹ nhàng giàu sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu một văn bản nghị luận nước ngoài.

- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức rèn luyện sức khoẻ, trí tuệ, hướng tới tư tưởng tiến bộ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu hệ thống luận điểm? Chứng minh lợi ích của việc đi bộ ngao du được tự do?

3. Bài mới

- Đi bộ cũng mang đến những giá trị lợi ích nhất định đối với sức khoẻ và tinh thần con người, đi bộ cũng giúp con người ta rèn luyện trí tuệ, hiểu biết, bàn về việc đi bộ nhà văn Ru - xô đã chứng minh ích lợi ích của việc đi bộ thật cụ thể sinh động, để hiểu được giá trị của văn bản chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản (tiếp)

- Gọi học sinh đọc đoạn 2

Hỏi: Qua theo dõi đoạn văn thứ 2 em hãy cho biết tác giả đã tiếp thu được những kiến thức gì khi đi bộ?

b. Đi bộ ngao du trau dồi tri thức:

- Chứng minh: Vừa đi bộ ngao du vừa tìm hiểu quan sát nghiền ngẫm giống như các nhà khoa học.

- Dẫn chứng: (Các sản vật đặc trưng cho khí hậu, phương pháp trồng trọt những đặc sản ấy, các hoa lá, các hóa thạch... )

Hỏi: Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào khi nói về những kiến thức khi đi bộ

Hỏi: Qua đó em nhận thấy đi bộ ngao du đã tiếp thu được những kiên thức gì hữu ích?

- Giáo viên: Cách nêu dẫn liên tiếp, dồn dập bằng các kiểu câu khác nhau khi thì so sánh. Đó chính là kết quả sưu tập vốn kiến thức khoa học của chú học trò Ê- Min

Hỏi: Do vậy, em hãy cho biết các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng? Qua đó em cảm nhận được điều gì?

- Giáo viên: Đề cao kiến thức thực tế, xem thường kiến thức sách vở, giáo điều, động viên mọi người hãy đi bộ để mở mang kiến thức.

Hỏi: Từ đó em hiểu những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du được tác giả khẳng định?

- So sánh luận cứ chuẩn xác, dẫn chứng liên tiếp, dồn dập.

=> Kết quả của việc sưu tập kiến thức khoa học tự nhiên.

- Dẫn chứng: Triết gia phòng khách... nghiên cứu tự nhiên... thứ linh tinh... tự nhiên cả. Phòng sưu tập của Ê- Min thì phong phú hơn... vua chúa... cả trái đất... đúng chỗ, sắp xếp đâu ra đấy... Đô băng tông... Không khí tốt hơn.

- So sánh, lời bình luận, câu khẳng định→ đề cao kiến thức thực tế, xem thường kiến thức sách vở giáo điều.

=> Mở mang năng lực khám phá, mở rộng hiểu biết, làm giàu trí tuệ.

- Gọi học sinh đọc đoạn 3

Hỏi: Theo em ở đoạn 3, những lợi ích cụ thể nào của việc đi bộ được nhắc tới?

- Em hiểu đạm bạc nghĩa là gì?

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về câu văn, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật?

- Tính từ liên tiếp: khoan khoái, hân hoan, thích thú.

- So sánh 2 trạng thái tinh thần khác nhau: người đi bộ ngao du với người ngồi trong xe ngựa thì buồn bã gắt gỏng, khổ đau... khẳng định lợi ích tinh thần của việc đi bộ.

c. Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe và tinh thần.

- Chứng minh: Tăng cường sức khỏe. Tính khí vui vẻ... khoan khoái, hài lòng... hân hoan... đến nhà..

- Dẫn chứng: bữa cơm đạm bạc... ngon lành... thích thú... bàn ăn... ngủ ngon... cái giường tồi tàn.

→ Sử dụng tính từ liên tếp, so sánh, câu cảm thán.

Hỏi: Bằng lí lẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tế đó, tác giả muốn độc giả tin vào những tác dụng nào của việc đi bộ?

Hỏi: Theo em sự diễn đạt bằng các câu cảm thán đã phản ánh đặc điểm nào của văn nghị luặn Ru xô và bộc lộ trạng thái tinh thần đặc biệt nào?

- Giáo viên: Lồng ghép cảm xúc trực tiếp của cá nhân vào lí lẽ, đầy phấn khởi vui vẻ ở việc đi bộ.

=> Khẳng định lợi ích của người đi bộ, nâng cao sức khỏe và tinh thần. Khơi dậy niềm vui sướng, tính tình được vui vẻ.

Hỏi: Trình tự sắp xếp các luận điểm như vậy đã hợp lí chưa? Tại sao?

b. Trình tự các luận điểm:

- Trình tự sắp xếp các luận điểm như trên là hoàn toàn hợp lí vì:

- Ru-xô là người luôn khao khát tự do nên ông đã đặt luận điểm về tự do lên đầu.

- Ru- xô khao khát tri thức, học hành, vì ông không được đến trường mà chủ yếu là tự học được từ thực tiễn nên ông đặt luận điểm trau dồi tri thức ở vị trí thứ hai.

- Cuối cùng sức khoẻ là yếu tố vô cùng quan trọng → đặt luận điểm sức khoẻ.

Hỏi: Đây là một văn bản nghị luận, sau bài học này em rút ra được kết luận gì cho việc viết văn nghị luận?

Hỏi: Em hiểu gì về con người và tư tưởng, tình cảm của Ru- xô qua bài học?

- Các luận điểm rõ ràng, sắp xếp theo trình tự hợp lí, triển khai luận cứ rõ ràng phù hợp, kết hợp giữa lí luận và thực tế sinh động.

=> Ru- xô là một người giản dị, yêu thiên nhiên, yêu tự do, khao khát hiểu biết.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung và cách lập luận của văn bản?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ Sách giáo khoa (trang 102)

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu các lợi ích của việc “Đi bộ ngao du” Chỉ ra sự có lí của các luận điểm mà tác giả đã sắp xếp.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ: học thuộc ghi nhớ, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài: “Hội thoại” tiếp trả lời câu hỏi và làm bài tập