Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Câu nghi vấn (tiếp theo) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Câu nghi vấn (tiếp theo) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được ngoài chức năng chính câu nghi vấn còn được sử dụng với các chức năng khác.

2. Kĩ năng

- Vận dụng các kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc - hiểu và tạo lập văn bản.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức thái độ học tập tốt, biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

- Nêu đặc điểm về hình thức và chức năng của câu nghi vấn?

3. Bài mới

- Ngoài chức năng chính câu nghi vấn còn được dùng với các chức năng khác, đó là các chức năng nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chức năng khác của câu nghi vấn:

- Gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa –Trang 21

Hỏi: Trong các đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn?

III. Những chức năng khác

1. Bài tập:

+) Câu nghi vấn:

a. Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

b. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?

c. Có biết không? lính đâu? sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

d. Cả đoạn là câu nghi vấn.

e. Con gái tôi vẽ đấy ư?

Hỏi: Các câu nghi vấn trên có được sử dụng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi vậy thì chúng được sử dụng để làm gì?

* Nhận xét:

+) Chức năng khác của câu nghi vấn:

a. Bộc lộ cảm xúc cảm.

b, c. Quát tháo, đe dọa.

d. khẳng định.

e. Bộc lộ cảm xúc

Hỏi: Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên? có phải bao giờ kết thúc cũng là dấu chấm hỏi hay không?

Hỏi: Qua các ví dụ trên em có nhận xét như thế nào về chức năng của câu nghi vấn?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

+) Hình thức:

- Câu nghi vấn còn có thể kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng, hoặc dấu hai chấm.

2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 22

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các câu nghi vấn

IV. Luyện tập:

Bài 1: Xác định câu nghi vấn.

a. Con người đáng ……gót Binh Tư để có ăn ư? ⇒ Bộc lộ cảm xúc, thái độ kinh ngạc.

b. Trong khổ thơ, trừ câu "than ôi" còn lại đều là câu nghi vấn, có chức năng phủ định. ⇒ bộc lộ cảm xúc.

c. Sao ta …nhẹ nhàng rơi.. ? chức năng cầu khiến → Bộc lộ cảm xúc.

d. Ôi nếu thế thì đâu còn phải là quả bóng bay? → Phủ định → Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Bài 2. Xác định câu nghi vấn và đặc điểm hình thức của câu nghi vấn:

a. Sao cụ lo xa quá thế? Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại? ăn mãi hết thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? → 3 câu phủ định

- Câu tương đương: Cụ không phải lo xa quá như thế, không nên nhịn đói mà để tiền lại. Ăn hết thì đến lúc chết không có tiền để mà lo liệu.

b. Cả đàn bò …. làm sao? → Thể hiện sự băn khoăn ngần ngại; không biết chắc là thằng bé có chăn dắt được đàn bò hay không.

c. Ai dám …. tình mẫu tử? → Khẳng định→ Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt câu.

- Trong giao tiếp hằng ngày, những câu nghi vấn: Bạn ăn cơm chưa? thường không dùng để hỏi mà thường dùng để thay cho lời chào khi gặp nhau

Bài 3. Đặt 2 câu nghi vấn không sử dụng để hỏi

a. Bạn có thể kể cho mình nghe nội dung của bộ phim "Cánh đồng hoang được không"?

b. Sao cuộc đời Chị Dậu khốn khổ đến thế?

Bài 4:

- Câu mang tính chất nghi thức giao tiếp của những người có quan hệ thân thiết dùng để chào, người nghe không nhất thiết phải trả lời mà có thể đáp lại bằng một câu chào khác.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu các chức năng khác của câu nghi vấn?

Hỏi: Ngoài dấu chấm hỏi người ta còn có thể kết thúc câu nghi vấn bằng những dấu câu nào?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: Thuyết minh về một phương pháp (cách làm).