Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được tiếng cười chế giễu thói “Trưởng giả học làm sang”.

- Hiểu được tài năng của Mô - li - e.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc phân vai kịch bản văn học

- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức biết phân biệt cái xấu cái lố bịch trong xã hội.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Tóm tắt kịch Ông Giuốc-đanh... ? Nhận xét tính kịch trong cảnh 1?

3. Bài mới

Ở cảnh một các em đã nhận ra cái đáng cười trong nhân vật Ông Giuốc- đanh. Vậy ở cảnh 2 nhân vật này còn có điều gì đáng cười? tính học đòi làm sang của nhân vật được diễn đạt như thế nào tronng cảnh 2 chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (TIẾP)

- Gọi học sinh đọc cảnh 2:

Hỏi: Bằng cách nào tác giả chuyển cảnh 2 sang cảnh 1?

Hỏi: Bọn thợ phụ đã dùng mánh lới gì để moi tiền của ông Giuốc- đanh?

Hỏi: Bằng việc cho tiền tốp thợ phụ sau mỗi lời tâng bốc, em có nhận xét gì về mức độ trưởng giả của ông Giuốc- đanh?

Hỏi: Chỉ ra mâu thuẫn kich? Lớp kịch gây cười cho khán giả nằm ở khía cạnh nào?

- Chuyển ý:

Hỏi: Tìm những chi tiết tạo tính hài kịch trên sân khấu qua 2 cảnh kịch?

b. Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và tốp thợ phụ.

- Tác giả chuyển cảnh một cách hết sức tự nhiên và khéo léo bằng việc ông Giuốc - đanh mặc lễ phục xong là được tốp thợ phụ tôn xưng → khiến cho ông ta tưởng mặc lễ phục vào là thành quý phái.

- Chúng nắm được yếu điểm để nịnh hót, tâng bốc → moi tiền.

- Sử dụng phép tăng tiến trong lời tâng bốc

→ Sự học đòi làm sang càng ngày càng mãnh liệt (sẵn sàng cho hết tiền để được sang hão)

=> Ông Giuốc- đanh, thích học đòi, mua danh hão mâu thuẫn với sự dốt nát, bị người khác lợi dụng, để kiếm chác => Cười hình ảnh Giuốc đanh mặc lễ phục thật hài trên sân khấu.

c. Nhân vật hài kịch bất hủ:

- Khán giả cười trước sự ngu dốt khiến phó may lợi dụng kiếm chác (tất chật, giày chật, bớt xén vải …)

- Cười ông Giuốc - đanh ngớ ngẩn mặc áo ngược hoa mà ngỡ tưởng mình sang trong quý phái, cười ông ta bỏ tiền ra để mua danh hão.

- Nhất là cảnh 4 tay thợ phụ lột áo quần ông Giuốc - đanh mặc cho ông ta bộ lễ phục ngược hoa lố nhăng, sặc sỡ mà ông ta vẫn vênh váo tưởng mình quý phái làm cho khán giả cười vỡ rạp.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỔNG KẾT:

Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 112

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Tóm tắt cảnh 2 → chỉ ra chi tiết gây cười.

Hỏi: Tìm những chi tiết tạo tính hài kịch trên sân khấu qua 2 cảnh kịch? Em rút ra bài học gì cho bản thân.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: Lựa chọ trật tự...

(luyện tập) làm các bài tập sách giáo khoa.