Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Tôi đi học (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Tôi đi học (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời. Trong một đoạn trích có sở dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Nắm được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Tôi đi học”.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí trẻ em ở độ tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút của tác giả Thanh Tịnh.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng đọc - hiểu đoạn trích tự sự chứa yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Thể hiện những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.

3. Thái độ

- Giáo dục tình cảm, khơi gợi xúc cảm về những kỉ niệm trong buổi tựu trường đầu tiên của mỗi người.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Bài soạn + tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức, kỹ năng.

2. Học sinh

Soạn bài, Đọc văn bản, soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức

Sĩ số

2. Kiểm tra

Gáo viên giới thiệu chương trình Ngữ văn lớp 8 và những yêu cầu học tập bộ môn.

3. Bài mới

Gáo viên: Giới thiệu bài mới:

- Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có những kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên. Kỉ niệm đó luôn êm dịu, trong trẻo sâu lắng, ngọt ngào. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm ấy một cách chân thực và xúc động, hôm nay cô trò chúng ta cùng nhau trở lại cảm giác của buổi đầu tiên đi học qua bài viết của ông.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần nắm được
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc - gọi học sinh đọc bài:

Cần đọc to, rõ ràng, giọng đọc nhẹ nhàng, truyền cảm, trẻ trung.

- Gáo viên đọc mẫu.

- Học sinh đọc

- Gọi học sinh nhận xét bạn đọc.

- Yêu cầu học sinh tóm tắt văn bản.

- Giáo viên nhận xét bổ sung.

1. Đọc.
Hỏi: Nêu vài nét về tác giả Thanh Tịnh?

2. Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988),

- Tên thật: Trần Văn Ninh

- Quê: Vùng ngoại ô thành phố Huế.

- Những sáng tác của ông nhìn chung đều đều mang vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm trong trẻo dịu êm.

Hỏi: Em biết gì về văn bản “Tôi đi học” của nhà văn?b. Tác phẩm: Truyện ngắn “Tôi đi học” in trong tập “Quê mẹ” (Xuất bản năm 1941).

Hỏi: “Ông đốc” là gì?

Hỏi: “Lạm nhận” nghĩa là gì?

- Yêu cầu học sinh đọc các chú thích còn lại.

c. Từ khó: Sách giáo khoa trang 8-9
HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:II. Đọc- hiểu văn bản:
Hỏi: Văn bản thuộc thể loại nào?1. Kiểu văn bản: Tự sự - truyện ngắn.

Hỏi: Có thể chia văn bản làm mấy phần?

Hỏi: Nêu nội dung cơ bản của từng phần?

- Học sinh đọc từ đầu đến "hôm nay tôi đi học"

2. Bố cục: gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu → trên ngọn núi.

⇒ Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường tới trường

+ Phần 2: Trước sân trường → được nghỉ cả ngày nữa.

⇒ Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường.

+ Phần 3: Phần còn lại:

⇒ Cảm nhận của nhân vật “tôi” trong lớp học.

Hỏi: Những hình ảnh nào đã gợi lên trong lòng nhân vật “tôi” kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên?

3. Phân tích:

a. Trình tự diễn tả những kỉ niệm của nhà văn trong tác phẩm:

- Vào một ngày cuối thu, lá rụng nhiều, hình ảnh em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.

Hỏi: Những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự nào?

- Từ hiện tại tác giả hồi tưởng về quá khứ.

- Trình tự: - diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" theo điểm không gian.

+ Tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” trên đường cùng mẹ đến trường.

+ Tâm trạng cảm giác của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường, bạn bè, khi gọi tên mình, khi rời vòng tay mẹ.

+ Tâm trạng cảm giác của nhân vật “tôi” khi ngồi vào bàn đón giờ học đầu tiên.

Hỏi: Tìm những chi tiết, hình ảnh diễn tả tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ trên đường tới trường?

b. Tâm trạng của nhân vật “tôi”.

* Trên đường tới trường:

- Con đường, cảnh vật vốn rất quen thuộc, bỗng nhiên hôm nay thật lạ, thấy có sự đổi thay lớn trong lòng mình.

- Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với áo quần, sách vở mới.

- Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước → khẳng định mình.

Hỏi: Tìm những hình ảnh, chi tiết miêu tả tâm trạng, cảm giác của “tôi” khi đứng trước sân trường?

*Trên sân trường

- Bỗng thấy sân trường dày đặc người, ai nấy cũng áo quần sạch sẽ, gương mặt tươi vui.

- Ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm một cách lạ thường → lo sợ vẩn vơ.

Hỏi: Tìm những hình ảnh, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm giác của nhân vật “tôi” khi nghe gọi tên, và lúc rời tay mẹ vào lớp?

* Khi rời tay mẹ để bước vào lớp:

- Lo sợ phải rời tay mẹ, thấy xa mẹ hơn bao giờ hết.

- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn bên cạnh.

- Vừa ngỡ ngàng và tự tin → nghiêm trang bước vào giờ học.

Hỏi: Trong hồi ức của nhân vật không khí của ngày hội tựu trường hiện lên như thế nào?⇒ Ngày hội tựu trường nô nức vui vẻ và rất trang trọng.
Hỏi: Tâm trạng nhân vật “tôi” được diễn tả bằng những phương thức biểu đạt nào? Nêu tác dụng của nó?- Sử dụng kết hợp các phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. → Đó là những yếu tố giúp làm tăng giá trị diễn đạt. gây ấn tượng cho người đọc.
Hỏi: Từ những chi tiết trên, em nhận xét gì về tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đến trường?*Bài văn diễn tả một cách tự nhiên, chân thực và cảm động tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.

4. Củng cố, luyện tập:

Hỏi: Tâm trạng nhân vật tôi trên đường tới trường được kể lại theo trình tự nào?

Hỏi: Hãy kể lại tâm trạng của em trong buổi đầu tiên đến trường? So sánh với nhân vật "Tôi" em thấy tâm trạng mình như thế nào?

5. Hướng dẫn học ở nhà: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi. Chuẩn bị tiết 2, trả lời các câu hỏi 3,4,5 sách giáo khoa.