Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được tiếng cười chế giễu thói “Trưởng giả học làm sang”.

- Hiểu được tài năng của Mô- li - e.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc phân vai kịch bản văn học.

- Rèn kỹ năng phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức biết phân biệt cái xấu cái lố bịch trong xã hội.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Phân tích ba luận điểm chính trong văn bản: “ Đi bộ ngao du”?

Nêu trình tự sắp xếp các luận điểm trong văn bản?

3. Bài mới

- Trong xã hội nhiều khi có những kẻ học đòi khiến cho bản thân trở nên lố bịch và trơ trẽn. Bất bình trước thói học đòi của một số kẻ thích làm sang theo lối thượng lưu nhưng lại thiếu hiểu biết đã gây cười cho thiên hạ, nhà viết kịch mô- li-e đã thể hiện điều đó qua nhân vật ông Giuốc - đanh mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc: phân vai

- Ông Giuốc đanh giàu có nhưng ngu ngơ ham hư danh dễ bị lừa phỉnh.

- Phó may, thợ phụ giọng khéo léo nịnh nọt.

- Học sinh nhận xét giáo viên bổ sung

Hỏi: Thông qua phần chú thích em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả?

Hỏi: Hãy nêu vị trí của lớp kịch Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục?

Hỏi: Dựa theo nội dung tóm tắt vở kịch, thì sự việc ông giuốc đanh mặc lễ phục nằm ở phần nào?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó. Phân biệt trưởng giả, nhà giầu tư sản.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc văn bản

2. Chú thích:

a. Tác giả: Môlie (1622-1673) là một nhà soạn kịch lớn của Pháp, đồng thời ông cũng là diễn viên thường đóng các vai chính trong một số vở kịch của chính mình.

b. Tác phẩm:

Được trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang” (năm 1670)

- Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II.

- Vở kịch nói về Ông giuốc đanh một thương gia giàu có nhưng lại dốt nát quê kệch học đòi làm sang → bị nhiều kẻ lợi dụng, nịnh hót để moi tiền.

c. Từ khó: 11 từ Sách giáo khoa – trang 121.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:

Hỏi: Em hãy cho biết văn bản này thuộc thể loại nào? hài kịch là gì?

- Hài kịch là kịch gây cười, cười đả kích châm biếm; cười giải trí.

Hỏi: Đoạn trích được chia làm mấy cảnh?

Hỏi: Cảnh 1 gồm có mấy nhân vật?

=> Càng về sau kịch càng trở nên sôi động, gia tăng số lượng nhân vật, động tác và nhạc nền sân khấu.

II Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể loại: Hài kịch

2. Bố cục:

- Bao gồm 2 cảnh:

+) Cảnh 1: Từ đầu → cho các nhà quý phái, bao gồm 4 nhân vật Giuốc-đanh, gia nhân, phó may, thợ phụ, cảnh này chỉ có lời thoại của 2 nhân vật là Giuốc- đanh và tay thợ phụ → nói chuyện trang phục nhất là chiếc áo.

+) Cảnh 2: Phần còn lại, tăng thêm 4 nhân vật (thợ phụ) và cộng thêm rất nhiều động tác: bốn tay thợ phụ cởi quần cộc áo ngắn của ông Giuốc-đanh rồi mặc lại cho ông bộ lễ hục theo nhịp điệu của dàn nhạc, ông Giuốc - đanh đi đi lại lại phô áo mới, chân bước, miệng nói theo điệu nhạc => Giuốc đanh mặc lễ phục.

Hỏi: Hành động kịch này diễn ra ở đâu? Sân khấu gồm có mấy nhân vật?

Hỏi: Đối thoại chính trong kịch là ai?

Hỏi: Đối thoại xoay quanh nội dung gì?

Hỏi: Chi tiết nào gây cười liên quan tới bộ lễ phục.

Hỏi: Theo em tại sao chiếc áo lại bị may ngược hoa?

Hỏi: Ông Giuốc- đanh có nhận ra chiếc áo có vấn đề bất thường không? ông ta phản ứng như thế nào?

Cách chống đỡ của Phó may?

Hỏi: Ông Giuốc - đanh còn phát hiện thêm điều gì khiến cho phó may lúng túng? Cách chống đỡ của Phó may là gì?

Hỏi: Em có nhận xét gì về đoạn kịch này?

Hỏi: Em có nhận xét về nhân vật Giuốc đanh, điều gì khiến ta cười ở nhân vật này?

Hỏi: trong lớp kịch này em thấy xuất hiện mấy kiểu ngôn ngữ?

- Ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật

- Ngôn ngữ đối thoại

3. Phân tích:

a. Cảnh 1: ông Giuốc- đanh và phó may.

- Diễn ra tại phòng khách nhà ông Giuốc- đanh bác phó may mang bộ lễ phục đến

- Có 4 nhân vật, bao giồm: ông Giuốc đanh, bác phó may, tay thợ phụ, gia nhân của giuốc đanh.

- Đối thoại chính: ông Giuốc- đanh và phó may.

- Câu chuyện xoay bộ trang phục mới của ông Giuốc - đanh (bộ lễ phục, đôi bít tất, giày, bộ tóc giả và lông đính mũ…) Chủ yếu là bộ lễ phục.

- Chiếc áo ngược hoa. Có thể do sơ xuất cũng có thể phó may đã cố tình may chiếc áo hoa ngược khiến Giuốc - đanh trở thành trò cười.

- Ông Giuốc-đanh chưa phải mất hết tỉnh táo, vẫn nhận ra chiếc áo bị ngược hoa.

- Phó may vụng chèo khéo chống bịa ra lí lẽ để thuyết phục làm cho ông Giuốc-đanh hài lòng.

- Giuốc đanh phát hiện ra phó may bớt xén vải. Phó may bèn nói lảng sang chuyện khác → nhắc Giuốc đanh mặc thử áo, đánh vào tâm lí.

=> Đoạn kịch mang kịch tính cao Phó may đang ở thế bị động chuyển sang chủ động, tiếp đến ông Giuốc đanh phát hiện ra phó may bớt xén vải chuyển sang chủ động

→ Phó may chống trả yếu ớt. Tuy nhiên ông ta đã đảo ngược tình huống bằng một nước cờ cao tay là đánh vào tâm lí trưởng giả học làm sang của ông Giuốc- đanh.

.

* Ông Giuốc đanh dốt nát dễ bị mắc lừa mà vẫn tưởng mình “sang”.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu các cảnh trong kịch? Nhận xét về tính kịch trong cảnh 1?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: “Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục” tiết 2 (Đọc bài, tóm tắt và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu).