Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Trả bài tập làm văn số 3 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Trả bài tập làm văn số 3 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được các kiến thức căn bản trong bài viết cũng như các ưu, khuyết điểm để khắc phục.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn thuyết minh, biết sửa các lỗi trong bài văn thuyết minh, biết khắc phục lỗi trong bài viết sau.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh có ý thức thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giảng viên

Chuẩn bị giáo án, chấm bài chuẩn bị nội dung đánh giá bài làm của học sinh.

2. Học trò

Chuẩn bị bài, học bài cũ, lập dàn bài cho đề bài, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

Trong các tiết trước chúng ta đã viết bài văn thuyêt minh, để giúp các em nắm được những ưu, khuyết điểm trong bài viết và sửa chữa, chúng ta cùng học tiết trả bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

- Học sinh nhắc lại đề bài

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài:

Hỏi: Đề bài thuộc kiểu bài gì?

- Thuyết minh

Hỏi: Đề yêu cầu như thế nào?

Đề bài:

Thuyết minh về cây tre Việt Nam.

I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài:

1. Yêu cầu:

- Phương thức làm bài: Thuyết minh

- Thuyết minh về cây tre Việt nam.

- Đối tượng thuyết minh: Cây tre

Hỏi: Em hãy tìm các ý chính cần triển khai trong bài?

2. Tìm ý:

- Giới thiệu về cây tre, nguồn gốc của cây tre.

- Đặc điểm về hình dáng của cây tre, môi trường sống, sự sinh sản.

- Đặc điểm về nguồn gốc, giống tre.

- Những lợi ích tác dụng của cây tre.

Hỏi: Phần mở bài em sẽ viết gì?

3. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về cây tre, khái quát về vai trò ý nghĩa của cây tre.

Hỏi: Thân bài em giới thiệu những gì về cây tre.

b. Thân bài:

- Sự xuất hiện của cây tre: Cây tre xuất hiện từ rất xa xưa gắn liền với những câu chuyện cổ tích: Cây tre trăm đốt, Thánh Gióng (Truyền thuyết).

- Cấu tạo - hình dáng của cây tre:

+)Thân tre thành từng đốt, dài, thân thẳng, màu xanh hoặc ngả vàng (tre đằng ngà)

+) Có hai loại tre là tre đực và tre cái.

- Đặc điểm của cây tre đực, đặc điểm của cây tre cái

+) Lá tre: có màu xanh, hình dáng thuôn dài, sờ vào có lớp lông ráp bao phủ, tre không nổi gân lá - tre phân cành, nhánh ở trên ngọn. , cành tre được đâm ra từ các đốt tre.

+) Tre là loài cây ưa ánh sáng, càng nhiều ánh sáng thân tre càng vươn cao.

+) Cây tre sinh sản theo mùa: măng đâm trồi lên từ gốc tre, tre trưởng thành sẽ lập tức có măng mọc lên, tre mẹ đẻ tre con, tre con đẻ tre cháu, đời nọ nối tiếp đời kia tạo thành bụi tre, luỹ tre rộng dài.

- Đặc điểm của măng tre: măng có màu nâu có lông tơ bao phủ, nhọn, vươn lên đón ánh sáng

- Hoa tre: nỏ li ti vươn ra từ các kẽ lá màu trắng hoặc vàng nhạt.

- Tre trong đời sống tinh thần: Gậy tre, trông tre, đánh giặc.

- Tre trong đời sống sinh hoạt

- Tre là biểu tượng của con người Việt Nam kiên cường bất khuất

- Tre đi vào đời sống tuổi thơ

- Tre trong thơ ca, trong văn.

- Tre trong huy hiệu đội. ( búp măng non)

Hỏi: Em sẽ trình bày phần kết bài như thế nào?

3. Kết bài:

- Cây tre gắn bó với con người việt Nam vị trí của cây tre hôm nay và mai sau. Tre là biểu tượng của đất nước, dân tộc Việt Nam.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét bài viết:

Giáo viên: Dựa vào những nội dung trên em hãy tự đánh giá bài làm của mình xem đã đạt được các yêu cầu như dàn bài chưa?

( học sinh tự đánh giá bài làm)

II. Nhận xét bài viết:

1. Học sinh nhận xét:

- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.

2. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:

a. Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của đề bài thuyết minh.

- Biết sử dụng các phương pháp thuyết minh.

- Giới thiệu được những tri thức khách quan, khoa học chuẩn xác về cây tre Việt Nam

- Nhiều bài viết mạch lạc, sáng tạo, sử dụng từ ngữ gợi cảm: Hà Trang, Nguyệt, Trâm, Đức Anh, Ngọc, Đặng Trang, Kim Trang, Thiện (8A);Thuý (8D)...

b. Nhược điểm:

- Còn nhiều em mắc các lỗi sai chính tả, chưa biết chấm câu, diễn đạt còn lủng củng, câu văn tối nghĩa, chưa biết cách xây dựng đoạn và chuyển đoạn. Đặt dấu câu chưa phù hợp hoặc thiếu dấu câu. Còn sa vào phương thức tự sự khi viết bài…

- Có một số bài có nội dung giống nhau, (nhìn bài nhau, quay cóp)

- Một số bài viết nội dung còn sơ sài, kiến thức về cây tre chưa sâu, chưa đủ những hiểu viết sơ đẳng về cây tre…

- Một số em trình bày cẩu thả, chữ viết ẩu.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi diễn đạt của bài viết:

- Giáo viên chọn một số câu, từ chưa phù hợp yêu cầu học sinh sửa lại.

Hỏi: Câu sau sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng?

(- Học sinh sửa lỗi diễn đạt tại chỗ, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.

- Học sinh lên bảng sửa lỗi dùng từ và chính tả, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét sửa chữa.

III. Sửa lỗi diễn đạt:

1. Lỗi dùng từ, đặt câu:

2. Lỗi chính tả:

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc một số bài văn hay của học sinh và đọc một bài văn mẫu

IV. Đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Giáo viên chú ý những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần tránh.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: “Ông đồ”.