Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Thiên đô chiếu - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Thiên đô chiếu - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được chiếu là thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

- Thấy được sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

- Ý nghĩa trong đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết dịnh dời đô.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc - hiểu một văn bản được viết theo thể chiếu.

- Nhận ra và thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức trân trọng lịch sử, tình yêu nước, tìm hiểu lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc. Nhận ra ý nghĩa trọng đại của chiếu dời đô.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi…

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ " Đi đường" của Hồ Chí Minh? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ? Phân tích 2 câu khai- thừa, chỉ ra mối quan hệ ở câu 2- 4.

3. Bài mới

- Chúng ta đã chứng kiến sự kiện lịch sử trọng đại 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Năm 2010. Thủ đô văn hiến của chúng ta có từ bao giờ và ai là người đã chọn lựa nơi thắng địa ấy để định đô? ý nghĩa của việc dời đô như thế nào? Chúng ta sẽ cũng tìm hiểu trong bài học "Chiếu dời đô".

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên đọc mẫu, yêu cầu học sinh đọc giọng mạch lạc, rõ ràng, lưu ý câu hỏi, câu cảm.

- Gọi 1-2 học sinh đọc – Nhận xét, giáo viên bổ xung

- Học sinh đọc thầm phần chú thích

Hỏi: Qua phần chú thích hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?

→ Ông là người sáng lập ra vương triều nhà Lí

I. Đọc tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả: Lí Công Uẩn (947 –1028) tức Lí Thái Tổ

- Quê: Châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang Nay là Từ sơn - Bắc Ninh)

- Ông là vị vua khai sáng triều Lí, là một vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công.

Hỏi: Tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Lí Công Uẩn cho rằng kinh đô cũ của nhà Đinh Lê ở Hoa Lư (Ninh bình) là nơi ẩm thấp chật hẹp, tự ông viết bài chiếu bày tỏ ý định rời đô ra thành Đại La (Hà Nội)

Hỏi: Với sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu hiểu biết của mình về thể chiếu?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải nghĩa từ khó

- Mệnh: ý trời, lòng trời, vận: thời cơ, vận hội

- Khanh: Từ vua dùng để gọi bầy tôi, quan tướng

b. Tác phẩm:

- Năm 1010, Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư- Ninh Bình ra thành Đại La (Hà Nội ngày nay)

c. Thể chiếu:

- Chiếu là thể văn do vua sử dụng để ban bố mệnh lệnh, chiếu có thể viết bằng văn vần, văn xuôi hoặc văn biền ngẫu, chiếu được công bố và đón nhận một cách trang trọng.

d. Từ khó: (Sách giáo khoa/ Trang 50)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản

Hỏi: Bài chiếu thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học?

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể loại:

+ Văn bản: Kiểu văn nghị luận trung đại (thể chiếu)

Hỏi: Vấn đề nghị luận của bài chiếu là gì? Có mấy vấn đề mà tác giả nêu ra lập luận?

2. Bố cục:

- Bài chiếu bao gồm 2 ý:

- Luận điểm 1: Lí do dời đô (Từ đầu → không dời đổi)

- Luận điểm 2: Những cở sở chứng minh thành Đại La là nơi để định đô (Huống gì → hết)

- Gọi học sinh đọc đoạn 1

Hỏi: Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì?

3. Phân tích:

a. Luận điểm 1 (Lí do dời đô):

- Việc dời đô của các triều đại trong lịch sử Trung Quốc đã trở thành những sự kiện lớn, nhằm mưu toan việc lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho thế hệ sau. việc dời đô vừa thuận theo ý trời vừa thuận lòng dân.

Hỏi: ý định dời đô bắt nguồn từ kinh nghiệm lịch sử đã cho thấy ý trí mãnh liệt nào của vua Lí Công Uẩn?

- Noi theo gương sáng không chịu thua, đưa đất nước đến hùng mạnh

Hỏi: Theo Lí Công Uẩn kinh đô cũ ở Hoa Lư tại sao lại không còn phù hợp?

Hỏi: Vì sao 2 nhà Đinh - Lê chưa thể đóng đô ở chỗ khác?

Hỏi: Từ chuyện xưa, tác giả phê phán hai triều đại Đinh – Lê không chịu dời đô như thế nào, kết quả ra sao?

- Hoa Lư có địa thế núi non hiểm trở chật hẹp chỉ thích hợp với vị trí phòng thủ lợi hại về quân sự.

- Hai triều đại Đinh- Lê thế và lực chưa đủ mạnh nên chưa dám nghĩ đến việc dời đô.

- Hai triều đại Đinh - Lê theo ý của riêng mình, xem thường mệnh trời không dời đô cho nên triều đại không bền vững, ngắn ngủi nhân dân thì khổ sở, vạn vật không được thích nghi, chẳng thể phát triển phồn thịnh.

Hỏi: Vậy lí do dời đô của vua Lí Công Uẩn là gì?→ Thời Lí đang trong đà phát triển đi lên của đất nước kinh đô cũ không còn phù hợp, cần thiết phải dời đô để thuận lợi cho khát vọng xây dựng đất nước lâu bền và hùng mạnh.

- Gọi học sinh đọc đoạn 2

Hỏi: Theo Lí Công Uẩn thành Đại La có những lợi thế gì để lựa chọn làm kinh đô của đất nước?

b. Luận điểm 2: (Vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất:

- Về vị trí địa lí: Đó là nơi trung tâm của trời đất, mở ra bốn hướng Nam- Bắc- Đông -Tây; có núi, có sông; đất rộng mà bằng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, trật trội.

- Về vị thế văn hoá - chính trị: là đầu mối giao lưu" chốn tụ hội của bốn phương"; là mảnh đất phồn thịnh " vạn vật phong phú tốt tươi".

- Về tất cả các mặt, thành Đại La hội tụ đầy đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước muôn đời.

Hỏi: Em nhận xét gì về trình tự lập luận của bài chiếu?

- Nêu sử sách làm tiền đề, chỗ dựa cho lí lẽ.

- Nêu hoàn cảnh thực tế của hai triều đại Đinh – Lê → khẳng định sự cần thiết của việc dời đô.

- Đi tới kết luận thành Đại La là nơi thắng địa để chọn làm kinh đô.

- Kết cấu phù hợp với kiểu bài nghị luận (3 đoạn)

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về câu hỏi ở cuối bài chiếu? (Vì sao kết thúc bài chiếu, Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu câu hỏi các khanh nghĩ thế nào? Cách kết có tác dụng gì? )

Hỏi: Em hiểu gì về tình cảm và tư tưởng của Lí Công Uẩn qua lời tuyên bố này?

Hỏi: Đọc "Chiếu dời đô" em hiểu khát vọng nào của nhà vua và của dân tộc được phản ánh?

Hỏi: Qua bài chiếu em trân trọng những phẩm chất nào của Lí Công Uẩn?

+) Khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường

+) Lòng yêu nước cao cả tầm nhìn, sáng suốt.

Hỏi: Em có cảm nhận như thế nào về lịch sử phong kến triều Lí sau khi học tác phẩm Chiếu dời đô?

→ Tự hào về lịch sử hào hùng của dân tộc.

- Cách ban bố mệnh lệnh vừa tình cảm, gần gũi, vừa thể hiện tính khách quan.

→ Mang tính đối thoại, tạo sự đồng cảm giữa nhà vua với thần dân.

Hỏi: Vì sao nói chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?→ Chiếu dời đô khẳng định dân tộc Đại Việt có đủ sức ngang hàng với phương Bắc, thể hiện ước muốn của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung và hình thức bài tấu?

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Giáo viên kết luận nội dung bài học, nhắc học sinh về học thuộc nội dung ghi nhớ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập ở nhà.

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa –Trang 51

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu bố cục và sự thuyết phục của bài chiếu? Lí do dời đô? Lí do thành Đại La là nơi định đô?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: Câu trần thuật