Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Lão Hạc (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Lão Hạc (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được hoàn cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý và tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc. Thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số mệnh đáng thương của những người nông dân cùng khổ.

- Các nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện được viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Tài năng nghệ thuật xuất chúng của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và khắc hoạ hình tượng nhân vật.

2. Kĩ năng

- Biết cách đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.

- Áp dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ

- Học sinh có lòng thương yêu, kính trọng đối với những người dân nghèo nhưng nhân cách cao thượng, nhân hậu, bồi dưỡng cho học sinh lòng nhân hậu.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo khoa, sách giáo viên, bài tập Ngữ văn 8.

2. Học sinh

Soạn bài, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập: vở, Sách giáo khoa, nháp...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của chị Dậu khi bọn cai lệ đến nhà? Qua đó em thấy chị Dậu là người như thế nào?

3. Bài mới

Cùng với Ngô Tất Tố, Nam Cao là một nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc giai đoạn 1930 - 1945. Ông rất thành công về đề tài người nông dân. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông về đề tài này là truyện ngắn “Lão Hạc”. Chúng ta sẽ cùng hiệu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKién thức cần đạt được

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích:

+ Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích

- Giáo viên hướng dẫn đọc: diễn đạt giọng của nhân vật, lời đối thoại, độc thoại. Giọng lão Hạc khi chua chát, xót xa, lúc lại chậm rãi, nài nỉ; Giọng vợ ông giáo: lạnh nhạt, dứt khoát; Binh Tư: nghi ngờ, mỉa mai.

- Giáo viên đọc mẫu. Học sinh đọc. Nhận xét.

+ Hướng dẫn học sinh tóm tắt:

⇒ Bảo đảm nội dung chính:

- Hoàn cảnh của lão Hạc: nhà nghèo, vợ mất chỉ có đứa con trai, anh con trai phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su một năm chẳng có tin tức gì.

- Tình cảm của lão Hạc dành cho con chó vàng: con chó giống như một người bạn làm khuây, như kỷ vật của đứa con trai để lại.

- Sự túng quẫn ngày một đe doạ lão: ốm yếu, thất bát → không có tiền để nuôi cậu vàng → lão phải bán cậu vàng → tìm đến cái chết.

I. Đọc, tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

Đọc chú thích * (Sách giáo khoa).

Hỏi: Nêu một vài nét về tác giả Nam Cao?

- Chí Phèo (1942), Trăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Một đám cưới (1944), Sống mòn (1944), Đôi mắt (1948), Nhật kí ở rừng (1948), Chuyện biên giới (1951).

2. Chú thích:

a. Tác giả: Nam Cao (1915-1951)

- Tên thật là Trần Hữu Tri.

- Là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm truyện ngắn, truyện dài chân thực.

- Ông thường viết về đề tài người nông dân nghèo và những trí thức nghèo sống mòn mỏi bế tắc trong xã hội cũ.

- Sau cách mệnh nhà văn bền bỉ sáng tác phục vụ kháng chiến.. Ông đã hy sinh trên đường đi làm nhiệm vụ ở vùng sau lưng địch.

Hỏi: Em biết gì về truyện ngắn “Lão Hạc”?

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa 1 số từ khó sách giáo khoa.

b. Tác phẩm: “ Lão Hạc” (1943)

- Là truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài người nông dân trước cách mệnh của Nam cao.

c. Từ khó: (Sách giáo khoa) - Trang 46

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc, hiểu văn bản:

- Tìm bố cục

Hỏi: Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung của từng phần?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại: Truyện ngắn

2. Bố cục: gồm 2 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến đáng buồn → Những việc làm của Lão Hạc trước khi chết.

+ Phần 2: phần còn lại → Cái chết dữ dội của Lão Hạc.

- Tìm hiểu văn bản.

- Học sinh đọc thầm “Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi... ”. trang 41.

Hỏi: Em biết gì về hoàn cảnh của Lão Hạc?

3. Phân tích:

a. Diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán “cậu Vàng”:

* Hoàn cảnh của lão Hạc:

- Nhà nghèo, vợ mất sớm, để lại cho lão một người con trai. Anh con trai, vì nghèo quá không đủ tiền cưới vợ nên phẫn trí bỏ đi làm phu đồn điền cao su, đã một năm không có tin tức gì.

Hỏi: Trước khi đi anh con trai đã để lại cho Lão Hạc những gì?- Người con khi đi để lại cho lão Hạc con chó vàng với 3 đồng bạc “ để thỉnh thoảng thầy ăn quà”
H: Đối với lão Hạc con chó vàng có ý nghĩa như thế nào? Cái tên lão đặt cho con chó có gì đặc biệt?- Con chó giống như người bạn để làm khuây, như kỉ vật của người con trai lão để lại, gọi nó là “cậu Vàng”, “ như một bà hiếm gọi đứa con cầu tự”

Hỏi: Cách gọi đó cho em biết tình cảm của lão Hạc đối với con chó như thế nào?

Hỏi: Tìm những chi tiết diễn tả tình cảm của lão Hạc đối với con chó?

Hỏi: Tại sao rất nhiều lần Lão Hạc nhắc tới việc bán chó với ông giáo?

- Lão vô cùng yêu quý con chó.

(lão ăn gì... về bố nó, trò chuyện cho khuây nỗi nhớ con, gọi “cậu Vàng” xưng ông)

- Sự túng quẫn ngày càng đe doạ đến lão Hạc (Lão ốm nặng kéo dài, tiền dành dụm lâu nay đã cạn kiệt, bão tàn phá hoa màu trong vườn, giá gạo tăng cao) → không có tiền để nuôi “cậu Vàng”.

- Lão không muốn tiêu phạm vào những đồng tiền dành dụm và mảnh vườn lão để dành cho con trai.

Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó?

*Tâm trạng lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”:

- Lão cố tỏ ra vui vẻ.

- Cười như mếu.

- Đôi mắt lão ầng ậc nước.

- Khuôn mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra.

- Cái đầu lão ngoẹo về một bên.

- Mếu như con nít, hu hu khóc.

Hỏi: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?

* Giáo viên chỉ ra các từ láy: ầng ậc, hu hu, móm mém → từ tượng thanh, tượng hình

(chúng ta sẽ học ở tiết sau).

Nghệ thuật: Miêu tả ngoại hình để diễn tả nội tâm nhân vật, sử dụng các từ láy tượng hình, tượng thanh.

Hỏi: Tâm trạng của Lão Hạc còn diễn biến ra sao?

Hỏi: Từ đó em nhận thấy thấy Lão Hạc mang tâm trạng như thế nào khi phải bán “cậu Vàng”

Hỏi: Xung quanh việc bán “cậu Vàng”

Cho em thấy lão Hạc là một người như thế nào?

- Lão day dứt, ân hận, cảm giác tội lỗi vì nỡ lừa gạt một con chó.

⇒ Lão Hạc vô cùng đau đớn, xót xa ân hận khi phải bán đi cậu vàng.

* Lão Hạc là một người nông dân nghèo sống đầy tình nghĩa, thuỷ chung, nhân hậu. Một người cha rất mực yêu thương con.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó như thế nào?

Qua đó em hiểu gì về nhân vật này?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học nội dung phân tích.

- Chuẩn bị các câu hỏi còn lại trong sách giáo khoa.