Hai cây phong (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự; cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, sách tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học trò
Chuẩn bị bài, đọc, tóm tắt văn bản, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Phân tích tuyệt tác của cụ Bơ-men? Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
- Cụ Bơ- Men là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, sống bằng cách làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ tuổi, ước mơ của cụ là vẽ được một tuyệt tác. Cụ lo lắng cho số phận của Giôn- xi, cụ âm thầm vẽ chiếc lá trên tường vào đêm mưa, bão tuyết giá lạnh, Chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi => Một hành động cao cả, hi sinh thầm lặng vì người khác điều thể hiện tấm lòng thương yêu vô hạn của cụ Bơ men dành cho Giôn-xi.
- Chiếc lá rất giống với chiếc lá thật, (cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa), không ai có thể nhận ra là lá vẽ và đặc biệt hơn chiếc lá đã cứu sống một con người. Chiếc lá được vẽ bằng cả tình yêu thương và chính nghị lực sống của cụ Bơ-men → nó xứng đáng là một tuyệt tác.
* Nội dung: Ngợi ca tình yêu thương cao cả, sự hi sinh vì người khác của những người nghệ sĩ nghèo.
Nghệ thuật: Truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn được sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho người đọc.
3. Bài mới
Cư-rơ-gư-xtan là một nước cộng hoà nằm ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Đó là một đất nước tươi đẹp với núi đồi và thảo nguyên trùng điệp, có những áng mây lơ lửng, diệu kì. Nhà văn Ai-ma-tốp đã diễn tả ái tình quê hương đất nươc mình qua tác phẩm “Người thầy đầu tiên” mà hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trích trong đó qua văn bản: “Hai cây phong”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc- tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng kể, chú ý các từ ngữ miêu tả. Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc, nhận xét. - Gọi học sinh tóm tắt văn bản. | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc, tóm tắt: |
Hỏi: Theo dõi chú thích sao (Sách giáo khoa-Trang 99). Nêu đôi nét về tác giả, tác phẩm? (Ông vốn là một kỹ sư nông nghiệp, nhưng vì tình yêu quê hương và có tâm hồn nhạy cảm nên từ năm 1985 ông chuyển sang nghề viết văn và trở thành một nhà văn nổi tiếng). Các tác phẩm tiêu biểu: Gia-mi-li-a, Núi đồi và thảo nguyên, Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà, Vĩnh biệt Gun-xa-rư, Con tàu trắng, Một ngày dài hơn thế kỉ… Hỏi: Giải thích các từ “thảo nguyên”, “hải đăng”? “hải đăng” → từ Hán Việt đã học ở lớp 6. | 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả: Ai-ma-tốp (11/12/1928) là một nhà văn lớn của Cư-rơ-gư-xtan (thuộc Liên Xô cũ). b. Tác phẩm: Văn bản nằm ở phần đầu của truyện “Người thầy đâu tiên”. c. Từ khó: (Sách giáo khoa). |
Hoạt động 2. Đọc hiểu văn bản: Hỏi: Xác định thể loại văn bản? Hỏi: Phân chia bố cục văn bản và nêu nội dung chính của văn bản? | II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thể loại: truyện vừa 2. Bố cục: Gồm hai phần + Phần 1: Từ đầu → chiếc gương thần xanh. + Phần 2: tiếp theo → xa thẳm biêng biếc kia. ( phần còn lại gắn với mạch kể của phần 1) |
Hỏi: Căn cứ vào đại từ nhân xưng “tôi”, “chúng tôi” trong truyện hãy xác định hai mạch kể lồng ghép vào nhau trong văn bản? | 3. Phân tích: a. Hai mạch kể lồng ghép trong văn bản. + Người kể chuyện xưng “tôi” (từ đầu... chiếc gương thần xanh” và “tôi lắng nghe”... đến hết) → mạch kể thứ nhất + Người kể xưng “chúng tôi” (từ “vào năm học cuối cùng”... “biêng biếc kia”) → mạch kể thứ hai. |
Hỏi: Trong mạch xưng “tôi” người kể chuyện giới thiệu về mình như thế nào? Theo em, “tôi” ở đây có phải là nhà văn không? | - Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ - xưng “tôi”. |
Hỏi: Người kể chuyện chọn lựa trình tự kể chuyện như thế nào? ( Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ, từ ở hiện tại để kể chuyện nên cảm xúc về hai cây phong trong lòng người kể đi từ hiện tại trở về quá khứ → tạo thành mạch kể thứ hai. Không nhất thiết là nhà văn → nói chính xác hơn là nhà văn đã hoá thân vào nhân vật “tôi” để kể chuyện.. ) | - Người kể chuyện theo trình tự từ hiện tại trở về quá khứ→ tạo thành mạch kể thứ hai. |
Hỏi: Trong mạch kể xưng ”chúng tôi” người kể là ai? Vì sao lại xưng hô như vậy? | - Người kể vẫn là “tôi” nhưng nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể cũng là một cậu bé trong bọn nhằm mục đích khắc hoạ thêm vẻ đẹp của tuổi thơ gắn bó với hai cây phong.. → nghệ thuật kể chuyện hết sức độc đáo. |
Hỏi: Mối quan hệ giữa hai mạch kể? Tác dụng? Hỏi: Tại sao có thể nói mạch kể chuyện của người kể xưng “tôi” quan trọng hơn? - Dựa vào độ dài văn bản của hai mạch kể, “tôi” có cả ở hai mạch kể. | ⇒ Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả những tình cảm, những kỉ niệm nhất là diễn tả sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên tươi đẹp. |
- Gọi học sinh đọc đoạn đầu: Hỏi: Trong cái nhìn của nhân vật tôi hai cây phong hiện lên như thế nào? ( Vị trí, hình dáng, hoạt động, âm thanh) | b. Hình ảnh hai cây phong: b. 1 Hai cây phong trong cái nhìn của họa sĩ: - Vị trí: Gữa ngọn đồi phí trên làng có hai cây phong lớn. - Đặc điểm: + Có tiếng nói riêng + Có tâm hồn riêng. -Hình dạng: Hai cây phong giống như những ngọn hải đăng đặt trên núi. - Âm thanh: + Tràn đầy những lời ca êm dịu + không ngớt những tiếng rì rào theo nhiều cung bậc (như làn sóng thỷ triều vỗ vào bãi cát... thì thầm tha thiết nồng thắm... khắp lá cành cất tiếng thở dài... reo vù vù như ngọn lửa bốc cháy rừng rực) - Hoạt động: Nghêng ngả thân cây, lay động lá cành. |
Hỏi: Tình cảm của nhân vật tôi đối với hai cây phong như thế nào? | - Tình cảm của tôi: + Hai cây phong gợi lên nhiều cảm xúc (đi xa về đưa mắt tìm hai cây phong, mong được nhìn thấy hai cây phong đến với hai cây phong) |
Hỏi: Khi nói về hai cây phong nghười họa sĩ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? tác dụng? | - Nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, dùng các từ láy |
Hỏi: kết hợp tranh với các chi tiết miêu tả trên, em có nhận xét gì về bức tranh hai cây phong qua cái nhìn của người họa sĩ? | ⇒ Chỉ bằng một đôi ba nét phác thảo của một nghệ sĩ, hình ảnh hai cây phong hiện lên với những đường nét, màu sắc pha lẫn âm thanh thật huyền diệu, có tâm hồn, rất gắn bó con người. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Chỉ ra hai mạch kể được lồng ghép trong văn bản? tác dụng của cách kể chuyện đó? Nêu vẻ đẹp của hình tượng hai cây phong?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài, ghi nhớ, xem lại các bài tập, tập làm thành bài văn hoàn chỉnh, chuẩn bị bài: “Hai cây phong” (tiếp)
Bài trước: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Hai cây phong (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8