Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Ôn tập về luận điểm - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Ôn tập về luận điểm - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh được củng cố kiến thức về luận điểm và hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận: khái niệm luận điểm, quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận, quan hệ giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng tìm hiểu, nhận biết và phân tích luận điểm.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng và rèn kĩ năng tìm hiểu, nhận biết và phân tích luận điểm.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nhắc lại những hiểu biết của em về văn thuyết minh?

3. Bài mới

- Ở lớp 7 các em đã được học luận điểm là gì? Hôm nay các em sẽ được ôn tập để hiểu rõ luận điểm, mối quan hệ giữa luận điểm, mối quan hệ giữa luận điểm với các vấn đề trong văn nghị luận.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP KHÁI NIỆM VỀ LUẬN ĐIỂM:

- Gọi học sinh đọc bài tập sách giáo khoa

Hỏi: Luận điểm là gì? lựa chonh câu trả lời đúng?

I. Khái niệm về luận điểm

1. Bài tập

Bài 1:

- Chọn c → Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

- Gọi học sinh đọc bài tập 2

Hỏi: Chỉ ra các luận điểm trong bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh- lớp 7) có những luận điểm nào?

Hỏi: Chỉ ra luận điểm bắt đầu sử dụng làm cơ sở và luận điểm chính sử dụng làm kết luận của bài?

Bài 2:

a. Luận điểm:

- Truyền thống yêu nước của Nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước → Luận điểm xuất phát sử dụng làm cơ sở

+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân ta

- Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.

+ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

- Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. => Luận điểm chính được sư dụng làm kết luận của bài.

Hỏi: Chiếu dời đô phải là một bài văn nghị luận không? tại sao? → có

Hỏi: Nếu bài văn chiếu dời đô là một bài văn nghị luận thì bài văn đó có những luận điểm nào?

b. Bài “ Chiếu dời đô” bao gồm hai luận điểm:

+) Dời đô là việc trọng đại để mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài (luận điểm làm cơ sở bắt đầu)

- Các triều đại Đinh - Lê không dời đô nên triều đại ngắn ngủi.

+) Đại La xét về mọi mặt là kinh đô muôn đời → Vua dời đô ra Đại La (luận điểm chính_kết luận)

Hỏi: Qua 2 bài tập trên em rút ra nhận xét gì về luận điểm trong bài văn nghị luận?

- Gọi học sinh đọc 1 mục của ghi nhớ sách giáo khoa -Trang 45

2. Nhận xét:

- Luận điểm là tư tưởng, quan điểm chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.

- Luận điểm là môt hệ thống bao gồm: luận điểm chính (sử dụng làm kết luận của bài) và luận điểm phụ sử dụng làm điểm bắt đầu)

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP MỐI QUAN HỆ GIỮA LUẬN ĐIỂM VỚI VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN:

Hỏi: Vấn đề được đăt ra trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?

Hỏi: Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu như trong bài văn, chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ nêu ra luận điểm: "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn"?

Hỏi: Trong bài “Chiếu dời đô”, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm: các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô " thì nhà cua có thể đạt được mục đích khi ban chiếu không? Vì sao?

Hỏi: Từ việc tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong một bài văn nghị luận?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ ý 2

II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận

1. Bài tập - Trang 73

a. Vấn đề được đặt ra trong bài: “ Tinh thần... ta”

→ Truyền thống yêu nước của Nhân dân Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

- Luận điểm "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn"?

Không đủ làm rõ sàng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b. Luận điểm: “Của triều đại …kinh đô”→ không đủ để làm sáng tỏ vấn đề phải dời đô đến Đại La của chiếu dời đô.

2. Nhận xét:

- Trong bài văn nghị luận, luận điểm phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.

HOẠT ĐỘNG 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LUẬN ĐIỂM TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN:

Hỏi: Để viết bài tập làm văn theo đề bài "Hãy trình bày tại sao chúng ta phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống luận điểm sau đây:

Hỏi: Nhận xét những ưu khuyết điểm của hệ thống luận điểm 1 và hệ thống luận điểm 2?

Hệ thống 1 (gồm 3 luận điểm)

a) Làm sáng tỏ vấn đề tác dụng của phương pháp học tập → kết quả

b) Thừa kế và phát triển luận điểm a

c) giải quyết khía cạnh vấn đề quan trọng

Hệ thống 2: 4 luận điểm

a. Chưa nêu vấn đề cần giải quyết đến luận điểm b.

c) Không liên kết được với các luận điểm trước và sau.

d) không thừa kế và phát huy được kết quả của 3 luận điểm a, b, c

Hỏi: Từ việc tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

III. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận:

1. Bài tập:

+) Hệ thống luận điểm 1

- ưu điểm: chính xác, đủ ý, phù hợp trình bày mạch lạc liên kết chặt chẽ với nhau sáng tỏ vấn đề thuyết phục.

Cụ thể:

Kết luận: lựa chọn

+) Hệ thống luận điểm 2.

- Nhược điểm: chưa chính xác chưa phù họp. Trình bày lộn xộn, trùng lặp, Các luận điểm liên kết còn lỏng lẻo

a) Chưa chính xác không thể làm cơ sở

→ Viết theo bài không rõ ràng, mạch lạc

Kết luận: Không chọn

2. Nhận xét: Trong bài văn nghị luận, các luận điểm cần phải chính xác và liên kết chặt chẽ với nhau (luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả của luận điểm trước)

3. Ghi nhớ: Sách giáo khoa/ Trang 75

HOẠT ĐỘNG 4. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP:

- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu học sinh chọn luận điểm và lí giải.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2:

IV. Luyện tập:

Bài 1/Trang 75

Luận điểm của văn bản ấy không phải là "Nguyễn Trãi là 1 ông tiên" cũng không hẳn là " Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc" mà là " Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ"

Vì: đoạn văn thể hiện rõ quan điểm của người viết về Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ.

Bài 2: - Trang 76

a. Luận điểm: Nước ta là một nước văn hiến của truyến thống giáo dục lâu đời là không phù hợp.

b. Sắp xếp lại hệ thống luận điểm như sau:

- Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số; quyết định môi trường sống, mức sống,.. trong tương lai.

- Giáo dục trang bị tri thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn cho trẻ em hôm nay, những người làm nên thế giới ngày mai.

- Giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

- Giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu những kiến thức trọng tâm trong bài học cần ghi nhớ?

Hỏi: Luận điểm là gì? Hệ thống luận điểm có đặc điểm gi? Vấn đề được đặt ra trong bài văn và luận điểm có mối quan hệ như thế nào? Hệ thống luận đểm có mối quan hệ như thế nào với nhau?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.