Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Chiếc lá cuối cùng (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Chiếc lá cuối cùng (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông chia sẻ giữa những người nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật là vì cuộc sống của con người.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức về sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc - hiểu tác phẩm.

- Phát hiện phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh về lòng nhân ái, biết chia sẻ với những người xung quanh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, sách tham khảo, chuẩn kiến thức, kỹ năng.

2. Học sinh

Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió”?

- Nghệ thuật đối lập, tương phản giữa hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và giám mã Xan-chô Pan-xa từ hình dáng đến suy nghĩ, hành động, nếp sống → từ đó làm nổi bật tính cách nhân vật. Đôn Ki-hô-tê

Là một nhà quý tộc nghèo.

- Dáng người cao, gầy, cưỡi trên lưng một con ngựa còm.

- Cho cối xay gió là lũ khổng lồ, có những cánh tay dài.

Nhận thức mụ mẫm, hoang tưởng.

- Xông vào đánh nhau với cối xay gió→ dũng cảm.

- Không hề kêu ca dù xổ cả ruột ra.

→ can đảm, đầy dũng khí.

- Chưa cần ăn → có khát vọng cao cả, không quan tâm gì đến chuyện ăn uống của cá nhân.

- Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới tình nương bắt chước các hiệp sĩ trong sách → không bình thường

* Đôn-ki-hô-tê có nhiều điểm tốt song lại mê muội vì truyện kiếm hiệp nên nực cười, đáng thương, đáng trách.

Xan- chô Pan-xa.

- Một nông dân.

- Dáng người thấp, béo cưỡi con lừa.

- Đó chỉ là những cối xay gió, những cánh quạt.

→ tỉnh táo.

- Can ngăn, tránh xa lũ cối xay gió → sợ hãi.

- Chỉ hơi đau một chút là rên rỉ.

→ nhát gan.

- Vừa đi vừa ung dung đánh chén

→ ước muốn tầm thường.

- Ngủ một mạch tới sáng

→ vô tâm.

*Xan-chô-Pan-xa có mặt tốt và có cả mặt xấu: thực tế, có hiểu biết nhưng chỉ biết lo cho cá nhân mình.

3. Bài mới

- O-Hen-Ri là nhà văn Mĩ chuyên viết thể loại truyện ngắn. Các tác phẩm của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình yêu thương đối với người nghèo khổ rất cảm động. Để hiểu rõ về tinh thần đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trích trong truyện ngắn của ông: “Chiếc lá cuối cùng”.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng kể, chú ý thể hiện sự thất vọng của Giôn xi.

- Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc.

- Nhận xét.

- Yêu cầu học sinh kể tóm tắt đoạn trích

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc - tóm tắt:

Hỏi: Chú ý vào chú thích sao, nêu vài nét tiêu biểu về tác giả? tác phẩm.

2. Tìm hiểu chú thích:

a. Tác giả:

- O-Hen -ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết thể loại truyện ngắn. Truyện của ông thường nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu đối với những người nghèo khổ, rất cảm động.

b. Tác phẩm:

- “Chiếc lá cuối cùng” là một trong những truyện ngắn để lại cho độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc.

- Văn bản được trích ở phần cuối của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”.

- Giải thích các từ “bộ”, “xa xôi bí ẩn”? c. Từ khó: (Sách giáo khoa - trang 89-90)

HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

Hỏi: Xác định thể loại văn bản?

Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? nêu nội dung chính của từng phần?

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Thể loại: truyện ngắn.

2. Bố cục: Gồm 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “kiểu Hà Lan” → Giôn-xi chờ đợi cái chết.

+ Phần 2: Tiếp theo → “vịnh Na-plơ” → Giôn-xi vượt qua cái chết.

+ Phần 3: Phần còn lại → Bí mật của chiếc lá cuối cùng.

Hỏi: Truyện có những nhân vật nào?

- Cụ Bơ Men; Xiu; Giôn xi, bác sĩ.

- Chuyển ý:

- Chú ý phần đầu văn bản:

Hỏi: Em biết gì về cụ Bơ - men?

3. Phân tích:

a. Kiệt tác của cụ Bơ - men:

- Cụ Bơ- Men là một hoạ sĩ đã ngoài 60 tuổi, râu xồm, sống bằng cách làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ tuổi, luôn mơ ước vẽ được một kiệt tác.

Hỏi: Khi biết Giôn xi có ý định đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống để vĩnh viễn ra đi, thái độ cụ Bơ Men và Xiu như thế nào?

- Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân, họ im lặng nhìn nhau.

→ thể hiện sự lo lắng cho số phận của Giôn- xi, (nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang suy nghĩ đến việc vẽ chiếc lá).

Hỏi: Từ tình cảm đó, cụ đã hành động như thế nào? - Cụ lặng lẽ vẽ chiếc lá trên tường vào đêm mưa bão lạnh giá, chiếc lá ấy đã cứu sống Giôn xi.
Hỏi: Em có nhận xét gì về hành động trên, hành động đó thể hiện đức tính gì của cụ Bơ Men? - Một hành động cao cả, hi sinh thầm lặng vì người khác → Nói lên tấm lòng yêu thương vô hạn của cụ Bơ men dành cho Giôn-xi.

Hỏi: Tại sao nhà văn bỏ qua không kể việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết?

(- Tổ chức thảo luận bàn trong vòng 3 phút.

- Báo cáo, giáo viên kết luận. )

- Tác giả tạo sự bất ngờ, gây hứng thú cho người đọc vì việc vẽ chiếc lá có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời của nhân vật chính.

- Tạo sự bất ngờ, lôi cuốn người đọc.
Hỏi: Tại sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác? ( nhen nhóm lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi) - Chiếc lá rất giống với chiếc lá thật, (cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa nhuốm màu vàng úa), không ai có thể nhận ra là lá vẽ và đặc biệt hơn chiếc lá đã cứu sống một con người → xứng đáng là một kiệt tác.

Hỏi: Ngoài tài năng nghệ thuật cụ Bơ -men còn vẽ chiếc lá bằng điều gì?

- Giáo viên: Quả thực chiếc lá cụ Bơ- men vẽ là một kiệt tác, nó giống thật đến nỗi chính Giôn xi cũng không nhận ra, nó đã cứu sống Giôn xi, kiệt tác nghệ thuật của cụ Bơ Men. Ông đã dồn hết tâm sức và tình yêu thương để hoàn thành nó trong một đêm mưa bão lạnh giá, để rồi ông đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi.

⇒ Chiếc lá được vẽ bằng tình yêu thương và bằng chính nghị lực sống của cụ Bơ-men.

Hỏi: Qua đó em hiểu thêm gì về nghệ thuật?

- Nghệ thuật chân chính có một sức mạnh vô cùng to lớn, nó có thể cứu sống đựơc con người, hướng con người đến những điều tốt đẹp. Đó là nghệ thuật xuất phát từ tình yêu thương, từ trái tim nhân đạo bao la của những người nghệ sĩ tài ba.

- Giáo viên liên hệ đếm quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nam Cao: nghệ thuật vị nhân sinh- nghệ thuật vì con người, phải là “tiếng nói đau thương toát lên từ những kiếp lầm than”, chứ không phải là “ánh trăng lừa dối”.

Hỏi: Em được bồi dưỡng tình cảm gì sau khi tìm hiểu kiệt tác của cụ Bơ-men?

Hỏi: Em hiểu như thế nào về giá trị của nghệ thuật qua kiệt tác của cụ bơ- men?

(nghệ thuật chân chính phải xuất phát từ tình yêu thương, từ trái tim nhân đạo bao la của những nghệ sĩ tài ba. )

⇒ Giáo viên chốt.

- Nghệ thuật chân chính có sức mạnh vô cùng to lớn (vì sự sống của con người)

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Em nhận xét như thế nào về việc làm của cụ Bơ - men đối với Giôn –xi? Tại sao nói chiếc lá là một kiệt tác của cụ Bơ -men?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài, tóm tắt văn bản chuẩn bị “ Chiếc lá cuối cùng” tiết 2