Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Nhớ rừng (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Nhớ rừng (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu sơ giản về phong trào thơ mới. Hiểu được chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của thế hê trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hiểu được hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng nhận biết tác phẩm thơ lãng mạn tám chữ.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, trân trọng độc lập tự do.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

- Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới, người cắm ngọn cờ cho chiến thắng của thơ mới. Bài thơ "Nhớ rừng" tác giả đã mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để nói lên tâm sự u uất của con người trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khơi dậy khát khao tự do.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc - yêu cầu giọng đọc chính xác phù hợp với nội dung của mỗi đoạn thơ.

- Đoạn 1- 4 nỗi căm hận uất hận, đoạn 2-3 nỗi nhớ thời oanh liệt, đoạn 5 khao khát giấc mộng ngàn.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc văn bản:

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?

a. Tác giả: Thế Lữ (1907-1989).

Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ.

- Quê: Bắc Ninh.

- Là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới (1932-1945)

- Với hồn thơ dồi dào, lãng mạn góp phần quan trọng vào việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho thơ mới.

Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?

- Một số tác phẩm chính của Thế Lữ: Mấy vần thơ 1935, Vàng & máu 1934….

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ khó.

b. Tác phẩm: Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu, đặc sắc của nhà thơ Thế Lữ, bài thơ được sáng tác vào thời kì đầu của phong trào Thơ Mới.

c. Từ khó:

- Hổ = hùm, cọp, ông ba mươi, chúa sơn lâm, ông kễnh.

- Rừng = ngàn, lâm.

- Không vì anh cả, chị cả là danh từ chỉ người.

- Nước cả: Nước lớn (tính từ) ⇒ chỉ là từ đồng âm khác nghĩa.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

Hỏi: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Em hiểu như thế nào về thơ mới?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại: Thể thơ 8 chữ.

- Thơ mới là một trào lưu thơ đầu thế kỉ XX, Các bài thơ không phụ thuộc vào quy tắc thơ ca truyền thống không hạn định về số câu số chữ trong bài, không bị gò ép bởi niêm, đối của luật thơ. Cách trình bày nội dung tự do không phụ thuộc vào thi pháp thi ca cổ điển.

- Phương thức: Biểu cảm

Hỏi: Bài thơ chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?

- Hai cảnh tương phản: Cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam giữ (1- 4).Cảnh núi non hùng vĩ (2-3)

- Quan sát bài thơ chỉ ra điểm mới về hình thức so với các bài thơ đường luật?

→ Không giới hạn câu chữ, mỗi dòng có 8 tiếng ngắt nhịp tự do, vần không cố định, giọng thơ ào ạt phóng khoáng…

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1

2. Bố cục bài thơ: + Gồm 5 đoạn:

+) Đoạn 1,4: Tâm trạng của hổ trong cảnh cầm tù ở vườn Bách Thú.

+) Đoạn 2,3: Hình ảnh giang sơn hùng vĩ trở về trong nỗi nhớ của chúa sơn lâm.

+) Đoạn 5: Niềm khát khao của hổ.

- Khái quát nội dung khổ thơ thứ nhất?

3. Phân tích:

a. Cảnh hổ ở vườn bách thú: (câu 1→ 8)

* Tâm trạng của hổ trong cũi sắt (khổ 1)

" Gậm một nỗi căm hờn trong cũi sắt

................. tư lự"

Hỏi: Câu thơ đầu tiên có những từ nào đáng chú ý? Vì sao?

- Câu thơ đầu vang lên rất đột ngột, trực tiếp diễn tả hành động, tâm trạng, tư thế của con hổ trong cũi sắt. Hai từ đáng chú ý: Gậm và khối.

+ Gậm: dùng răng, miệng ăn dần, cắn dần, chậm chạp, kiên trì⇒ động từ diễn tả hành động bứt phá nhưng chủ yếu dùng để diễn tả sự gặm nhấm đầy uất ức vì bị mất tự do.

Hỏi: Tư thế "nằm dài trông ngày tháng dần qua" nói lên tình thế gì của hổ?

- Buông xuôi, bất lực, ngày đêm gậm nhấm khối căm hận mà theo thời gian cứ rắn thêm, lớn thêm như một khối u sầu, nhức nhối, nó khinh bỉ lũ người bên ngoài, nó cảm thấy nhục nhã vì phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Hổ thấm thía thân phận "Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn".

- Câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc tạo âm hưởng giống như lời giận giữ, còn câu 2 thì 7 tiếng thanh bằng giống 1 tiếng thở dài.

Hỏi: Khi bị nhốt trong cũi sắt hổ cảm nhận được những nỗi thống khổ nào?

- Câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc tạo âm hưởng như lời giận giữ, còn câu 2 thì 7 tiếng thanh bằng giống 1 tiếng thở dài.

- Nỗi khổ bị giam hãm không được hoạt động.

- Nỗi nhục bị biến thành trò tiêu khiển cho thiên hạ: "trò lạ mắt thứ đồ chơi"

- Nỗi bất bình vì bị nhốt cạnh những con vật thấp kém hơn mình (ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi và bọn báo vô tư lự).

Hỏi: Nói về nỗi bất hạnh của hổ tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?

Hỏi: Dụng ý nghệ thuật của tác giả là gì?

Hỏi: Trong hoàn cảnh ấy hổ mang tâm trạng như thế nào?

- Khối căm hận là gì?

→ Cảm xúc căm hờn kết đọng, đè nén nhức nhối, không có cách nào giải thoát

- Giáo viên: Trong tình cảnh bị giam hãm ở vườn bách thú, con hổ vô cùng căm uất, chán nản. Nhưng không có cách nào thoát khỏi cảnh tù túng mà con hổ chỉ đành buông xuôi bất lực nằm dài ngán ngẩm.

Nghệ thuật: Nhân hoá, gợi tả nhấn mạnh tâm trạng của hổ.

⇒ Tâm trạng phẫn uất, căm hận, ngán ngẩm và bất lực.

* Cảnh vườn bách thú:

- "Nay ta ôm…

Ghét những cảnh không dời nào thay đổi

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối

Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng".

- Phương thức: Miêu tả, từ liệt kê liên tiếp.

- Cách ngắt nhịp ngắn, tạo nhịp điệu dồn dập.

- Giọng thơ: chán trường, khinh miệt.

Hỏi: Cảnh vườn Bách thú còn tượng trưng cho khung cảnh xã hội nào?

⇒ Khung cảnh vườn Bách thú hiện lên đáng chán ghét, đáng khinh, dối trá, đơn điệu, tầm thường, do bàn tay con người tạo nên.

⇒ Đó chính là hình ảnh tượng trưng cho hiện thực xã hội đương thời, được cảm nhận bởi tâm hồn yêu nước lãng mạn.

- Hình ảnh đối lập với khổ thơ trên với nhịp 2/2 như diễn tả nỗi niềm bực dọc, uất ức của con hổ trước thực tại. Đó là những cảnh giả tạo, bắt trước thiên nhiên, nhỏ bé, tầm thường (sửa sang, tầm thường, dối trá),không phải cảnh rừng thiêng đại ngàn.

Hỏi: Vì sao con hổ lại có thái độ chán ghét cảnh vườn Bách Thú như vậy?→ Con hổ đã quen sống với cảnh khoáng đạt của thiên nhiên nên nó bực dọc, chán ghét với thực tại, hổ muốn vươn tới cái thực tại cao cả, phi thường.

4. Củng cố, luyện ập

- Nêu cảm nhận của em về tâm trạng của con hổ trong bài thơ? Vì sao hổ lại mang tâm trạng như vậy?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị trả bài (tiếp tiết 2)