Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Thấy được tính thống nhất về chủ đề của văn bản và xác định được chủ đề của một văn bản cụ thể.
- Chủ đề của văn bản; những thể hiện của chủ đề trong một văn bản.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng viết một văn bản bảo đảm được tính thống nhất về chủ đề.
- Đọc hiểu có khả năng bao quát toàn bộ văn bản; trình bày một văn bản (nói, viết) thống nhất về chủ đề.
3. Thái độ
- Học sinh có ý thức viết bài mạch lạc, làm nổi bật chủ đề.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên chuẩn bị soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ.
2. Học sinh Soạn bài. chuẩn bị đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số
2. Kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
Giáo viên: Giới thiệu bài mới:
- Trong học tập và trong giao tiếp, chúng ta luôn phải tạo lập văn bản. Vậy văn bản là gì? Làm thế nào để văn bản có tính mạch lạc, rõ ràng nổi bật nội dung? Đó là nội dung của bài hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt được |
---|---|
Họt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chủ đề của văn bản: | I. Chủ đề của văn bản: |
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 1. Đọc kĩ văn bản“ Tôi đi học” | 1. Bài tập: - Văn bản “Tôi đi học” |
Hỏi: Thời gian nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? (Kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường làng đến trường, khi đến trường Mĩ Lí, khi rời tay mẹ vào lớp học) | - Kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường làng đến trường, khi đến trường Mĩ Lí, khi rời tay mẹ vào lớp học |
Hỏi: Sự hồi tưởng ấy gợi lên ấn tượng gì trong lòng tác giả? (ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, chẳng thể quên của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời mình) | - Ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc, chẳng thể quên của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời mình. |
* Buổi tựu trường chính là đối tượng, những kỉ niệm chính là các vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. - Đối tượng văn bản và những vấn đề chính của văn bản chính là chủ đề văn bản. ⇒ Rút ra nhận xét Hỏi: Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản “ Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đâu tiên? (Căn cứ vào nhan đề văn bản, từ ngữ các câu trong văn bản viết về bưổi tựu trường) | 2. Nhận xét: - Những vấn đề chính của văn bản: kỉ niệm khi cùng mẹ đi trên con đường đến trường, khi đến trường, khi rời tay mẹ để bước vào lớp học, khi ngồi học. → Đối tượng văn bản: buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật Tôi. - Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của vbản: | II. Tính thống nhất về chủ đề văn bản |
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập. Hỏi: Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng đã in sâu trong lòng nhân vật “tôi” lo sợ vẩn vơ, chơi vơi, hồi hợp bỡ ngỡ, lúng túng rụt dè... ( Đại từ “ tôi” và các trạng ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần) → giúp Duy trì chủ đề. Hỏi: Tìm những chi tiết làm nổi bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật “ tôi” khi cùng mẹ đến trường, khi cùng các bạn vào lớp? + Cảm nhận về con đường: quen đi lại lắm lần ⇒ Bỗng nhiên thấy lạ, cảnh vật đổi thay. + Đổi thay về hành vi: không lội qua sông thả diều, k đi ra đồng đùa giỡn → Đi học cố làm như một học trò thực sự. - Trên sân trường: + Cảm nhận ngôi trường: Cao ráo, sạch sẽ hơn các ngôi nhà trong làng, oai nghiêm như đình làng, sân rộng → Tôi lo sợ vẩn vơ + Cảm giác bỡ ngỡ, lúng túng khi xếp hàng vào lớp - Trong lớp: Cảm thấy xa mẹ, vừa lạ lẫm vừa thân quen. Hỏi: Cảm giác của nhân vật “ tôi” trong buổi tựu trường là gì? ( Mới lạ, bỡ ngỡ, ) Hỏi: Những chi tiết và phương tiện ngôn từ trong văn bản có tập chung khắc hoạ tô đậm cảm giác này của nhân vật không? ( Có). + Rút ra nhận xét: | 1. Bài tập: * Văn bản “ Tôi đi học” - Nhan đề: Tôi đi học. - Các câu các đoạn đều xoay quanh vấn đề “Tôi đi học” và tâm trạng của nhân vật "tôi" như: lo sợ vẩn vơ, chơi vơi, hồi hợp bỡ ngỡ, lúng túng rụt rè... - Đại từ “tôi” và các từ ngữ biểu thị ý nghĩa đi học được lặp đi lặp lại nhiều lần → Duy trì chủ đề. - Các chi tiết và phương tiện ngôn từ đều khắc hoạ tô đậm cảm giác bỡ ngỡ mới lạ, lo lắng của nhân vật. |
Hỏi: văn bản này có tính thống nhất cao về chủ đề, em hiểu thế nào về tính thống nhất về chủ đề văn bản? + Rút ra ghi nhớ - Học sinh đọc ghi nhớ. - Giáo viên chốt. | 2. Nhận xét: *Văn bản có tính thống nhất chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. * Ghi nhớ: Sách giáo khoa/ Trang 12 |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập: - Giáo viên hướng dẫn học trò làm bài tập 1. - Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài. - Gọi 1 → 2 em trình bày kết quả - Học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung. | III. Luyện tập: Bài 1 (13). Phân tích tính thống nhất về chủ đề văn bản “Rừng cọ quê tôi”. a. Đối tượng: Rừng cọ quê tôi. - Trình tự: Tả cây cọ (thân, lá, búp.. ) - Tác dụng của nón cọ, quả (để ăn). - Tình cảm của người dân Sông Thao đối với cọ. - Trật tự này không thay đổi vì nếu thay đổi bố cục của nó sẽ không còn hợp lý. b. Chủ đề của văn bản trên: - Công dụng của cây cọ và tình cảm của người Sông Thao đối với cọ. c. Chủ đề ấy được diễn đạt trong văn bản: - Miêu tả rừng cọ: bằng những từ ngữ trìu mến, thân thương. - Cuộc sống của những người dân luôn gắn bó thân thiết với cọ. d. Từ ngữ, câu tiêu biểu diễn đạt chủ đề văn bản: - Chẳng có nơi nào đẹp như Sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng... - cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. - Người Sông Thao quê tôi đi đâu cũng nhớ về rừng cọ quê mình. |
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập 2. Làm bài. - Giáo viên sửa chữa. | Bài 2 (trang 14). - ý b, d sẽ làm cho bài văn lạc đề. |
- Học sinh đọc, xác định yêu cầu, làm bài 3. - Nhận xét. Giáo viê sửa chữa, bổ sung. | Bài 3 (tr14). Có thể bổ sung và sắp xếp lại như sau: a. Cứ mùa thu về mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng nhân vật “tôi”lại nô nức, rộn rã, xốn xang nhớ lại kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường. b. Con đường đến trường vốn thân thuộc bỗng trở nên rất lạ, cảnh vật đổi thay. “tôi” muốn bắt trước các bạn lớn làm một học trò thực thụ. c. Cảm thấy ngôi trường vốn không xa lạ cũng đổi thay “Sân nó rộng, mình nó cao hơn”. Xinh xắn và oai nghiêm. e. Thấy sợ hãi lần đầu tiên rời xa vòng tay mẹ, hoà lẫn trong hàng người bước vào lớp. e. Cảm giác về quan hệ bạn bè, hình ảnh niềm nở, nghiêm trang của ông đốc, của thầy giáo trẻ. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Em hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Khi nào thì một văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi nào?
5. Hướng dẫn học sinh tư học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ, làm các bài tập trong sách giáo khoa và bài tập sách bài tập.
- Chuẩn bị: “Trong lòng mẹ”. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Bài trước: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Trong lòng mẹ (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8