Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Thuyết minh về một phương pháp cách làm - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Thuyết minh về một phương pháp cách làm - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.

- Đặc điểm cách làm bài văn thuyết minh.

- Mục tiêu yêu cầu cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm).

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp cách làm.

- Biết cách tạo lập một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết cách viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có dộ dài 300 chữ.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức thái độ học tập tốt, biết viết bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

- Nêu cách xây dựng đoạn văn thuyết minh?

3. Bài mới

- Đói tượng trong văn thuyết minh rất phong phú và đa dạng. Ta có thể thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, một đồ dùng sinh hoạt hoặc một sự vật xung quanh. Chúng ta còn có thể thuyết minh về cách làm một món ăn hoặc một thứ đồ dùng nào đó, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh cách giới thiệu về một phương pháp (cách làm):

- Gọi học sinh đọc bài tập a

Hỏi: Văn bản thuyết minh hướng dẫn cách làm đồ chơi gì?

Hỏi: Các phần chủ yếu của văn bản thuyết minh phương pháp là những phần nào? phần nào là quan trọng nhất? tại sao?

Hỏi: Phần nguyên vật liệu nêu ra để làm gì? Có cần thiết không?

- Muốn làm một vật gì cũng cần phải có nguyên vật liệu.

Hỏi: Phần cách làm được trình bày như thế nào? theo trình tự nào?

- Đóng vai trò quan trọng nhất trong bài vì nội dung phải giới thiệu đầy đủ và tỉ mỉ để người đọc hiểu được và làm theo.

→ Gồm có 5 bước: Cách tạo thân, đầu, làm mũ, bàn tay chân, cách làm quả bóng, gắn hình lên sân cỏ

Hỏi: Thành phẩm có cần thiết không? tại sao?

- Sản phẩm làm ra rất cần vì nó giúp người làm nhận xét đánh giá xem sản phẩm có đạt yêu không.

Hỏi: Với kiểu văn bản thuyết minh có thể thêm phần gì nữa không?

- Sửa chữa thành phẩm của mình

- Gọi học sinh đọc bài tập b

Hỏi: Văn bản hướng dẫn cách nấu món ăn gì? → Nấu canh rau ngót

Hỏi: Các phần chủ yếu của thuyết minh phương pháp là gì?

- Gồm 3 phần: Nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm.

Hỏi: Phần nguyên liệu dược giới thiệu có gì khác với bài tập a?

- Lưu ý các trình tự trước sau, đến thời gian của mỗi bước; bước nào làm trước, bước nào làm sau.

Hỏi: Phần yêu cầu thành phẩm như thế nào? - lưu ý màu sắc mùi vị

- Trình bày lí do khác nhau: Thuyết minh một món ăn phải khác cách làm một đồ chơi

Hỏi: Qua bài tập a và bài tập b em có nhận xét gì? cần lưu ý điều gì?

- Giáo viên cho học sinh nhắc lại nội dung bài học.

- Giáo viên tóm lược lại nội dung bài học.

- Giáo viên gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

- Giáo viên kết luận nội dung bài học, nhắc học sinh về học thuộc nội dung ghi nhớ.

I. Giới thiệu một phương pháp (cách làm)

1. Bài tập:

a. Cách làm đồ chơi “Em bé đá bóng” bằng quả khô.

- Bố cục: gồm 3 phần:

+ Nguyên liệu, vật liệu

+ Cách làm (quan trọng)

+ Yêu cầu thành phẩm

b. Cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc

*Nhận xét:

- Bài văn thuyết minh một phương pháp

( cách làm) gồm 3 phần:

- Chuẩn bị nguyên vật liệu.

- Cách làm.

- Yêu cầu thành phẩm.

- Lời văn ngắn gọn, chính xác. Người viết phải nắm chắc phương pháp.

- Trình bày rõ cách thức, điều kiện, trình tự... làm sản phẩm.

2. Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 26

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Gọi học sinh đọc bài tập 1.

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 2:

=> Học sinh nêu nội dung theo yêu cầu câu hỏi.

II. Tập luyện:

Bài tập 1: Chọn một đồ chơi và thuyết minh về một phương pháp (cách làm)

- Làm con gà bằng đất nặn:

- Chuẩn bi: Đất nặn, hình vẽ con gà.

- Cách làm: nặn con gà theo hình vẽ.

- Thành phẩm: Con gà đẹp giống như thật.

Bài tập 2:

- Đặt vấn đề: Con người cần phải đọc sách để hiểu điều người khác viết, tích luỹ kiến thức và tiết kiệm thời gian nghiên cứu.

- Cách đọc: Có nhiều cách đọc sách, đọc thành tiếng và đọc thầm. Có hai phương pháp đọc thầm đó là đọc theo dòng và đọc ý.

- Hiệu quả: đọc như vậy giúp giảm mỏi mắt, nhìn toàn bộ thông tin chứa trong sách đọc và tiếp thu toàn bộ nội dung. Phương pháp đọc nhanh được vận dụng ở nhiều nước có nhiều người thực hiện....

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Thế nào là thuyết minh về một phương pháp, cách làm?

Hỏi: Nêu các bước làm bài?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: "Tức cảnh Pác Bó"