Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Thuyết minh về một thể loại văn học - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Thuyết minh về một thể loại văn học - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được sự đa dạng của đối tượng dược giới thiệu trong văn bản thuyết minh

- Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học.

- Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh có ý thức thái độ đúng trong học tập, Có ý thức tìm hiểu về tác phẩm và thể loại văn học để thuyết minh.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu các phương pháp thuyết minh và cách làm một bài văn thuyết minh?

3. Bài mới

Văn thuyết minh có nhiều loại, mỗi loại lại có đặc điểm khác nhau. Để giúp các em biết cách thuyết minh về một thể loại văn học, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài hôm nay

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bước thuyết minh về một thể loại văn học:

- Đọc đề bài sách giáo khoa - Trang 153.

- Đọc hai bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”.

Hỏi: Mỗi bài thơ có mấy dòng? Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

Hỏi: Số dòng, số chữ ấy có phải là quy định bắt buộc không? Có thể tuỳ tiện thêm bớt không?

Hỏi: Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong hai bài thơ!

- Giáo viên gọi học sinh ghi lên bảng.

I. Từ quan sát đến mô tả, thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học:

* Đề bài: Thuyết minh về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú.

1. Quan sát:

- Mỗi bài 8 dòng.

- Mỗi dòng 7 chữ.

- Số dòng (câu) số chữ bắt buộc không thêm bớt tuỳ tiện được.

Bài 1: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác:

Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

T B B T T B B

Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

T T B B T T B

Đã khách không nhà trong bốn bể

T T B B B T T

Lại người có tội giữa năm châu

T B T T T B B

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

T B B T B B T

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

T T B B T T B

Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp

B T T B B T T

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

B B B T T B B

Hỏi: Nhận xét về quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau!

- 1 đối với 2 3 đối với 4

- 5 đối với 6 7 đối với 8

Nhận xét gì về niêm? (chú ý chữ 2,4,6).

- 1 niêm với 8 2 niêm với 3

- 4 niêm với 5 6 niêm với 7

Hỏi: Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc?

Hỏi: Em có nhận xét gì về sự hiệp vần trong bài thơ thất ngôn bát cú?

Hỏi: Đọc thầm bài thơ và cho biết các câu thơ ngắt nhịp như thế nào?

* Quan hệ bằng trắc: đối câu: 1-2,3- 4,5-6,7-8.

* Niêm: 1- 8,2-3,4-5,6-7.

* Vần:

- Bài “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”: lưu- tù- châu- thù- đâu (B); bể- tế (T câu3-5)

- Bài Đập đá ở Côn Lôn”: Lôn, non, hòn, son, con

→ Cả hai bài thơ đều hiệp vần bằng.

- Bài thơ thất ngôn bát cú có những tiễng cuối câu 1 và các câu chẵn hiệp vần với nhau (1,2,4,6,8).

* Nhịp: 4/3; 2/2/3.

Hỏi: Dựa vào những điều đã quan sát được hãy lập dàn ý cho đề bài trên?

Hỏi: Qua bài văn em rút ra điều gì khi thuyết minh một thẻ loại văn học?

- Phải quan sát, nhận xét, khái quát thành đặc điểm chung của thể loại văn học.

Hỏi: Khi nêu đặc điểm cần chú ý điều gì?

- Chọn lựa đặc điểm tiêu biểu, quan trong, có ví dụ cụ thể.

- Tổng kết rút ra ghi nhớ.

- Học sinh đọc ghi nhớ

- Giáo viên chốt.

2. Lập dàn bài:

a. Mở bài:

Nêu định nghĩa chung về thể thơ thất ngôn bát cú.

b. Thân bài: Nêu các đặc điểm về thể thơ thất ngôn bát cú..

- Số câu, số chữ trong mỗi bài.

- Quy luật bằng trắc của thể thơ.

- Cách gieo vần.

- Cách ngắt nhịp phổ biến ở mỗi dòng.

c. Kết bài: Cảm nhận của em về vẻ đẹp nhạc điệu của thể thơ.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 154

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Đọc bài tập 1 sách giáo khoa, nêu yêu cầu.

- Đọc tài liệu tham khảo Sách giáo khoa - Trang 154.

- Học sinh làm bài.

- Gọi học sinh trình bày.

- Học sinh nhận xét.

- Giáo viên bổ sung.

III. Luyện tập:

1. Bài 1 (Trang 154).

Hãy thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn dựa trên cơ sở các truyện ngắn đã học: Tôi đi học, Lão Hạc, Chiếc lá cuối cùng.

- Truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ có dung lượng ít, tập trung miêu tả một mảng của cuộc sống.

- Truyện ngắn thường có ít nhân vật và sự kiện.

- Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế.

- Kết cấu của truyện ngắn thường là sự sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm nổi bật chủ đề (thường là ngắn).

- Tuy ngắn nhưng có thể đề cập đến những vấn đề lớn của cuộc sống.

4. Củng cố, luyện tập

- Đặc điểm và quy trình của bài văn thuyết minh về một thể loại văn học?

- Quan sát, nhận xét và rút ra đặc điểm cụ thể.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: “Muốn làm thằng Cuội”