Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Trả bài kiểm tra Văn - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Trả bài kiểm tra Văn - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, qua tiết trả bài học sinh nhận thấy những ưu khuyết điểm của mình.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng chữa bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức yêu thích môn học, giáo dục ý thức phát huy ưu điểm hạn chế khuyết điểm.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học trò

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Tóm tắt kịch ông Giuốc- đanh mặc lễ phục. Nêu những chi tiết gây cười trong hai cảnh?

3. Bài mới

- Ở tiết 113 các em đã kiểm tra văn học, để thấy được những ưu và nhược điểm của mình. Chúng ta tìm hiểu trong giờ trả bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH KIỂM TRA LẠI KẾT QUẢ BÀI LÀM

- Giáo viên nhắc lại đề bài yêu cầu học sinh xác định đáp án đúng

I. kiểm tra lại kết quả bài làm

Phần I/ Trắc nghiệm: (2 điểm) Học sinh trả lời bằng cách khoanh một ý đúng mỗi ý khoanh đúng được 0.5 điểm.

CâuĐáp án
1D
2B
3A
4B

- Yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của bản thân về tác giả Tế Hanh

PhầnII/Tự luận: (8 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Học sinh giới thiệu được tác giả Tế Hanh và bài thơ “ quê hương”

Cụ thể:

*Tác giả: Sinh năm 1921 tên khai sinh là Trần Tế Hanh.

- Quê: Quảng Ngãi.

- Là nhà thơ góp mặt ở chặng cuối của phong trào thơ mới với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương sâu nặng. Người ta biết đến Tế Hanh nhiều nhất với những bài thơ diễn tả nỗi nhớ thương da diết quê hương miền biển và niềm khao khát thống nhất Tổ Quốc. Sau năm 1975 ông chuyển sang sáng tác phuc vụ cách mệnh.

- Ông sáng tác nhiều tập thơ: Hoa niên (1945); Gửi miền Bắc (1955); Tiếng sóng (1960); Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966), …

- Năm 1996, ông được nhà nước trao tặng giải thường Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật.

- Học sinh nêu nội dung bài thơ, hoàn cảnh ra đời.

- Gọi học sinh đọc bài thơ - Xác định các luận điểm cần triển khai.

*Tác phẩm: Bài thơ “ Quê hương” được sáng tác năm 1939, là bài thơ mở đầu cho nguồn cảm hứng viết về quê hương của nhà thơ Tế Hanh, bài thơ được in trong tập “Ngẹn ngào”. Bài thơ vẽ lên một bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên bức tranh là hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của những người dân trài và cảnh sinh hoạt làng trài. Từ bài thơ toát lên tình yêu quê hương thiết tha sâu nặng của thi sĩ.

Câu 2:

*) Yêu cầu về kĩ năng: Kiểu bài nghị luận chứng minh

- Bố cục đầy đủ 3 phần

- Hành văn trong sáng. , dùng từ đặt câu chuẩn xác, không mắc các lỗi chính tả...

*) Yêu cầu về kiến thức:

a. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu chung về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

b. Thân bài: (4 điểm)

+) Tinh yêu cuộc sống:

- Trong cảnh ngục tù tác giả vẫn cảm nhận được âm thanh của cuộc sống.

- Âm thanh ấy mở ra cả một không gian mùa hè trong tâm tưởng

- Thể hiện một trái tim nồng nàn yêu cuộc sống.

+) Niềm khát khao tự do:

- Bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống.

- Càng khao khát tự do, người tù càng cảm thấy ngột ngạt...

c. Kết bài (1 điểm)

- Khẳng định tình yêu cuộc sống niềm khát khao tự do mãnh liệt của người tù cách mệnh.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NHẬN XÉT ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM BÀI LÀM:

- Gọi học sinh đối chiếu kết quả và nhận xét kết quả bài làm.

- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh

II. Nhận xét ưu và khuyết điểm bài làm:

1. Học sinh tự nhận xét kết quả bài làm.

2. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.

* Ưu điểm:

- Đa phần các em hiểu đề và làm bài nghiêm túc đạt kết quả tốt, nhiều em đạt điểm cao.

* Nhược điểm:

Vẫn còn hiện tượng trình bày cẩu thả, sai lỗi chính tả, xác định sai đáp án.

- Các học sinh mắc lỗi chính tả:

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi diễn đạt:

- Yêu cầu học sinh phát hiện các lỗi và sửa lỗi.

III. Sửa lỗi diễn đạt:

1. Lỗi dùng từ, đặt câu:

2. Lỗi chính tả:

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Thế nào là văn bản tường trình? Cách làm văn bản tường trình?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, chuẩn bị bài: Kiểm tra tiếng Việt.