Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Phương pháp thuyết minh - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Phương pháp thuyết minh - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh có kiến thức về văn bản thuyết minh (trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học). Nắm được đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.

- Rèn luyện khả năng quan sát để nắm bắt bản chất của sự vật.

- Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống. Chọn lựa phương pháp thuyết minh phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng, của đối tượng.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng các phương pháp thuyết minh vào tạo lập văn bản.

- Có thái độ yêu thích đối với môn học, nghiêm túc học tập.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Thế nào là văn bản thuyết minh? Nêu các đặc điểm của văn bản thuyết minh.

- Thuyết minh là kiểu văn bản cung cấp kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật hiện tượng.

- Đặc điểm: Nó cung cấp những tri thức khách quan, trung thực, bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. Ngôn ngữ: rõ ràng, chuẩn xác, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.

3. Bài mới

- Để thuyết minh được tốt, ta cần nắm được các phương pháp thuyết minh. Vậy có những phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng của từng phương pháp đó ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:

- Đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học: Huế, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Cây dừa Bình Định, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất,

Hỏi: Cho biết những văn bản đó sử dụng những loại tri thức nào? (thuộc các môn khoa học nào? )

- Cây dừa Bình Định: tri thức khoa học địa lí.

- Tại sao lá cây có màu xanh lục: tri thức khoa học thực vật.

- Huế: tri thức khoa học văn hoá.

- Khởi nghĩa Nông Văn Vân: tri thức khoa học lịch sử.

- Con giun đất: tri thức khoa học sinh vật.

I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh:

1. Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh:

a. Bài tập / Trang 126

- Cây dừa Bình Định: tri thức khoa học địa lí.

- Tại sao lá cây có màu xanh lục: tri thức khoa học thực vật.

- Huế: tri thức khoa học văn hoá.

- Khởi nghĩa Nông Văn Vân: tri thức khoa học lịch sử.

- Con giun đất: tri thức khoa học sinh vật.

Hỏi: Để có được những tri thức ấy ta phải làm gì?

- Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức.

Hỏi: Bằng trí tưởng tượng, óc suy luận có thể làm được bài văn thuyết minh được không?

- Không.

Hỏi: Trong các câu văn trên ta thường gặp từ nào?

(Là)

Hỏi: Sau từ “là” người ta cung cấp tri thức gì về đối tượng?

- Chỉ ra đặc điểm, công dụng của sự vật, hiện tượng.

Hỏi: Câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh?

- thường đứng ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu, giải thích.

* Nhận xét:

- Muốn làm được một bài văn thuyết minh ta cần phải quan sát, học tập, tích luỹ tri thức.

- Không hư cấu tưởng tượng trong bài văn thuyết minh.

2. Phương pháp thuyết minh:

Hỏi: Em hiểu phương pháp nêu định nghĩa là phương pháp như thế nào?

- Đọc ví dụ sách giáo khoa - Trang 127.

- Nêu định nghĩa, giải thích: Là những câu văn thường đứng ở vị trí đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu, giải thích thường có từ “là”.

Hỏi: Đoạn 2 liệt kê điều gì?

- Liệt kê tác hại của bao bì nilon.

Hỏi: Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật?

b. Phương pháp liệt kê:

- Là phương pháp kể ra các thuộc tính biểu hiện cùng loại của đối tượng thuyết minh.

Hỏi: Phương pháp nêu ví dụ có tác dụng gì trong văn bản thuyết minh?

c. Phương pháp nêu ví dụ:

- Nêu ví dụ để làm dẫn chứng cụ thể, nhằm thuyết phục người nghe, giúp người nghe dễ nắm bắt.

Hỏi: Đoạn văn sử dụng những số liệu nào? nếu không có số liệu thông tin đưa ra sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

- Đọc ví dụ sách giáo khoa - trang 128.

d. Phương pháp sử dụng số liệu (con số):

- Sử dụng số liệu làm cho sáng tỏ những thông tin về đối tượng thuyết minh giúp người đọc dễ hình dung.

Hỏi: Để làm nổi bật diện tích rộng lớn của biển Thái Bình Dương tác giả làm như thế nào?

- So sánh: bằng ba đại dương khác.

Lớn gấp 14 lần Bắc Băng Dương.

Hỏi: Văn bản nào đã học sử dụng phép so sánh để thuyết minh?

- Văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”: so sánh sự nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn AIDS.

- So sánh sự đáng sợ của thuốc lá với cái đáng sợ của giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.

Chỉ ra tác hai sâu xa tiềm ẩn của thuốc lá.

Hỏi: Phương pháp so sánh có tác dụng gì trong văn bản thuyết minh?

- Đọc lại văn bản thuyết minh “Huế”.

Hỏi: Tác giả trình bày những đặc điểm của Huế theo những mặt nào?

- Là một thành phố đẹp, với vẻ đẹp của thiên nhiên, đẹp của thơ, đẹp của những con người sáng tạo can đảm.

e. Phương pháp so sánh.

- So sánh nhằm làm nổi bật đặc điểm của sự vật.

- Giúp người đọc dễ hình dung ra đặc điểm, hình ảnh của đối tượng thuyết minh.

Hỏi: Em hiểu như thế nào là phương pháp phân loại? phân loại có tác dụng gì trong văn bản thuyết minh?

→ Giups chia nhỏ đối tượng để phân tích, xem xét về nhiều mặt của đối tượng đó.

Vậy: Muốn viết bài thuyết minh tốt yêu cầu người viết phải như thế nào?

- Đọc ghi nhớ - Sách giáo khoa / Trang 128

d. Phương pháp phân loại.

- Là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét. Chia đối tượng vốn có thành từng cá thể, thành từng loại theo một số tiêu chí.

3. Ghi nhớ (Sách giáo khoa / Trang 128)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh:

- Đọc bài 1, nêu yêu cầu bài 1.

- Học sinh làm bài.

- Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả trước lớp.

- Học sinh nhận xét, giáo viên sửa chữa, bổ sung.

3. Ghi nhớ (Sách giáo khoa / Trang 128)

II. Tập luyện:

1. Bài tập1/ Trang 128. Chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề trong “ôn dịch thuốc lá”.

- Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ (khói thuốc lá vào phổi gây ra tác hại như thế nào, hại đến hồng cầu và động mạch ra sao).

- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội (hiểu một nét tâm lí: cho rằng hút thuốc lá văn minh, sang trọng, hút thuốc lá là ảnh hưởng tới mọi người xunh quanh, ảnh hưởng đến bữa ăn, gia đình).

- Kiến thức của một người tâm huyết với điều bức xúc của xã hội.

→ Muốn thuyết minh về một vấn đề phải phát huy tối đa vốn kiến thức về vấn đề đó.

Hỏi: Bài thuyết minh ấy cố đúng đắn không và có đáng tin cậy không? chứng minh?

- Bài thuyết minh hoàn toàn đáng tin cậy bởi những thông tin được đưa ra đều dựa trên cơ sở khoa học và những hiểu biết thực tế khách quan của người viết

⇒ Muốn thuyết minh về một vấn đề nào đòi hỏi người viết phải huy động tối đa vốn hiểu biết về vấn đề đó.

- Đọc bài 2, nêu yêu cầu bài tập.

- Thảo luận theo bàn trong 3 phút.

Báo cáo.

Nhận xét.

Giáo viên kết luận.

2. Bài tập 2/ Trang 128

Bài: Ôn dịch, thuốc lá sử dụng phương pháp thuyết minh: phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích, nêu vấn đề để làm nổi bật các tác hại của thuốc lá.

Đọc bài tập 3, xác định yêu cầu bài tập, làm bài.

Giáo viên hướng dẫn, bổ sung.

3. Bài tập 3/ Trang 129

- Thuyết minh đòi hỏi kiến thức phải cụ thể, chuẩn xác dựa trên những số liệu có thật, những sự thật có liên quan dến lịch sử.

- Bài “Ngã ba Đồng Lộc” sử dụng phương pháp: dùng số liệu, sự kiện cụ thể.

- Đọc bài tập 4, nêu yêu cầu bài tập.

- Gọi học sinh lên giải.

- Học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung.

4. Bài tập 4/ Trang 129.

- Cách phân loại đó hợp lí vì ba loại đó không trùng lặp, không có trường hợp học sinh vừa ở loại này vừa ở loại khác.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu các phương pháp thuyết minh? Muốn thuyết minh được ta cần phải làm gì?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học và làm bài tập, chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra văn; trả bài tập làm văn số 2.