Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Tôi đi học (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Tôi đi học (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu được tình cảm thương yêu, trìu mến, chu đáo, cởi mở của những người lớn (mẹ, ông đốc, thầy giáo) → Hiểu rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.

- Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh đặc sắc, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng đọc, phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn.

3. Thái độ

- Có kĩ năng đọc, phân tích, phát hiện các biện pháp nghệ thuật trong truyện ngắn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Bài soạn + chuẩn bị tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.

2. Học sinh

Soạn bài, đọc văn bản, soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra Hỏi: Phân tích tâm trạng của nhân vật "tôi" khi đi trên đường, khi ở sân trường và khi vào lớp?

3. Bài mới

Giáo viên: Giới thiệu bài học

- Giờ trước ta đã tìm hiểu tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học đó là những cảm giác hồi hộp, ngỡ ngàng … xen lẫn lo sợ vẩn vơ, và “tôi” đã có sự tin cậy nhờ có tình cảm thân thiện của thầy giáo và ông đốc. Vậy họ là những người như thế nào, chúng ta cùng nhau tiếp tục tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt được
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản (tiếp)c. Thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với những em nhỏ lần đầu đi học.

- Học sinh đọc: Ông đốc trường Mĩ Lí đến tôi cũng thấy làm lạ.

Hỏi: Tìm những chi tiết diễn tả

tình cảm của ông đốc đối với học trò?

* Ông đốc:

- Ông đốc nhìn chúng tôi và nói sẽ: "Thế là các em đã được vào lớp 5, các em phải cố gắng học... Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền hậu và cảm động...

Hỏi: Em nhận xét gì về tình cảm của ông đốc dành cho học trò?

- hiền hậu, kiên nhẫn, yêu thương.

→ Ông đốc là hình ảnh của một người thầy, một người lãnh đạo nhà trường rất hiền hậu, kiên nhẫn và thân thiện và thương yêu học trò.
Hỏi: Tìm chi tiết miêu tả thầy giáo trẻ trước khi đón học sinh vào lớp?

*Thầy giáo trẻ:

- Gương mặt tươi cười rạng rỡ đang đón chúng tôi trước cửa lớp.

Hỏi: Em thấy thầy là người như thế nào?→ Thầy là người vui tính, thân thiện và giàu lòng yêu thương.
Hỏi: Bà mẹ của nhân vậy tôi có những hành động, thái độ gì để chuẩn bị và đưa con đến trường?*Bà mẹ: chuẩn bị áo quần, sách vở mới, đưa con đến trường, cầm sách vở cho con
Hỏi: Em cảm nhận được điều gì về tình cảm của mọi người danh cho những em học trò lần đầu đến trường? Em có cảm nhận gì về môi trường giáo dục đó?→ chu đáo, nhiệt tình, quan tâm đầy tình yêu và trách nhiệm.
Hỏi: Hãy nhận xét về thái độ, trách nhiệm của cha mẹ và nhà trường ở thời điểm hiện tại so với câu chuyện về ngày đầu đi học của nhân vật “tôi”?⇒ Ta hiểu được trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn ý thức để các em trưởng thành.

* Học sinh liên hệ bản thân, nêu lên trách nhiệm của người học sinh trong nhà trường với gia đình và xã hội.

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách miêu tả tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn?

Hỏi: Những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng tạo nên sự thành công của truyện ngắn và sức hút của tác phẩm?

d. Nghệ thuật truyện:

* Đặc sắc nghệ thuật:

- Truyện ngắn phân chia bố cục theo dòng hồi ức, cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa kể tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.

⇒ tạo nên chất trữ tình cho tác phẩm.

Hỏi: Theo em sức cuốn hút của truyện nằm ở điểm nào?

* Sức cuốn hút của tác phẩm:

- Tình huống truyện:

+ Kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên với cảm xúc tha thiết, miên man...

+ Tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn dành cho các em nhỏ trong lần đầu tới trường.

+ Những hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và các hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm.

→ Toàn bộ truyện ngắn toát lên chất trữ tình tha thiết, dịu êm.

Hỏi: Tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn?

(Học sinh thảo luận nhóm 2 người trong 3 phút) Báo cáo? Nhận xét?

- Giáo viên đưa ra kết luận.

* Nghệ thuật so sánh: các hình ảnh so sánh được sử dụng:

+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

+ Ý nghĩ ấy thoáng qua tâm trí tôi nhẹ nhàng như làn mây lướt qua trên ngọn núi.

+ Họ như con chim đang đứng trên bờ tổ.

Hỏi: Những hình ảnh so sánh trên có tác dụng gì?⇒ Đó là những phép so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm để miêu tả cảm xúc của “tôi” nhờ đó người đọc có cảm nhận chân thực, rõ nét về cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tạo nên chất trữ tình trong trẻo.

Họa động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung của truyện ngắn “ Tôi đi học”

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

- Truyện kể về kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật "Tôi", Truyện nói lên trong cuộc đời mỗi người kỉ niệm trong sáng của tuổi học trò nhất là buổi tựu trường đầu tiên, sẽ được ghi nhớ mãi.

Hỏi: Nêu những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

- Giáo viên nhấn mạnh gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa

2. Nghệ thuật:

- Có sự kết hợp hài hòa giữa kể tả và biểu cảm cùng những rung động tinh tế của nhân vật.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa trang 9).

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Hỏi: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn: Tôi đi học”.

V. Luyện tập:

* Gợi ý:

- Dòng cảm xúc được miêu tả theo trình tự thời gian ⇒ đó là căn cứ để nhìn ra sự thống nhất của văn bản. (lưu ý sự kết hợp hài hoà giữa biểu cảm, miêu tả, tự sự)

Hỏi: Nhớ lại kí ức về ngày đầu tiên đi học của em? Theo em ngày đầu tiên đi học có ý nghĩa như thế nào trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh?PP- Những kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên sẽ chẳng thể nào phai mờ trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được miêu tả như thế nào?

Hỏi: Thái độ trách nhiệm và tình cảm của những người lớn được nhân vật “tôi” cảm nhận như thế nào trong ngày đầu tiên đi học?

Hỏi: Nêu lên các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngắn?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài, làm bài tập 2 (Trang 9) và các bài tập trong sách giáo khoa.

- Chuẩn bị bài: Cấp độ khái quát nghĩa từ ngữ. Đọc kĩ, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, xem trước các bài tập.