Tức nước vỡ bờ - Giáo án ngữ văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đọc hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại- cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ”.
- Nắm được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo qua một đoạn trích trong tác phẩm tắt đèn.
- Thành công của nhà văn trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng tóm tắt một văn bản truyện. Vân dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ
- Học sinh có lòng tự hào, ý thức xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa, biết phản kháng đúng với hoàn cảnh để bảo vệ công lí, lẽ phải.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Soạn bài, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số
2. Kiểm tra
Hỏi: Phân tích cảm xúc của bé Hồng khi được gặp và nằm trong lòng mẹ?
3. Bài mới
Giáo viên: Giới thiệu bài mới:
- Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc trong nền văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Ông đã viết nhiều tác phẩm có giá trị trong đó: Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu viết về người nông dân trước Cách Mạng. Để hiểu một cách sâu sắc hơn về họ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua đoạn trích”Tức nước vỡ bờ”.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt được |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc; giọng chị Dậu lúc van xin, thiết tha, khi gay gắt, quyết liệt; giọng cai lệ: hống hách, ác độc; anh Dậu: yếu ớt. - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc phân vai (4 em). Gọi hoạc sinh nhận xét. | I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: |
Hỏi: Đọc chú thích sao (Sách giáo khoa) cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? | 2. Chú thích: a. Tác giả: - Ngô Tất Tố (1893-1954) - Quê quán: Lộc Hà, Từ Sơn, Bắc Ninh. - Là nhà văn hiện thức xuất sắc chuyên viết về người những người nông dân trước cách mệnh. - Ông được truy tặng giải thưởng về Văn học Nghệ thuật năm 1996 |
Hỏi: Kể tên một số tác phẩm chính của tác giả Ngô Tất Tố? - Tiểu thuyết “Tắt đèn”- 1939; “lều chõng”- 1940; Các phóng sự: “Tập án cái đình”- 1939; “việc làng”- 1940. Em hiểu gì về tiểu thuyết “Tắt đèn”? Hỏi: Em biết gì về tiểu thuyết “Tắt đèn”? Đoạn trích thuộc chương thứ mấy của tác phẩm? Nói về vấn đề gì? - Kể về việc bọn cai lệ đến nhà chị Dậu, đánh trói anh Dậu. Chị Dậu tìm mọi cách cứu chồng không được, chị liều mình kháng cự lại chúng. Giải thích các từ từ”cai lệ”? “lực điền”? | - Tiểu thuyết “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố, tác phẩm ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong xã hội phong kiến, phê phán sự tàn ác, man dợ của xã hội phong kiến đương thời. - Đoạn trích: “Tức nước vỡ bờ” thuộc chương 18 của tác phẩm. c. Từ khó (Sách giáo khoa - Trang 32). |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản: Hỏi: Văn bản viết theo thể loại nào? | III. Đọc - hiểu văn bản: 1. Thể loại: Tiểu thuyết |
Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - Hướng dẫn tìm hiểu văn bản. - Học sinh đọc” anh Dậu uốn vai ngáp dài Trang 29. | 2. Bố cục: 2 phần + Phần 1: Từ đầu đến “có ngon miệng hay không” ⇒ chi Dậu ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu + Phần 2: phần còn lại ⇒ chị Dậu dũng cảm đối đầu với đám người nhà cai lệ. |
Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả hành động, thái độ, ngôn ngữ của cai lệ khi đến nhà chị Dậu? | 3. Phân tích: a. Nhân vật cai lệ: - Hành động: + Sầm sập tiến vào nhà chị Dậu với roi song, tay thước, dây thừng; + Hai mắt trợn ngược, quát tháo... + Giật phắt dây, chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. + Bịch vào ngực chị Dậu, bắt trói anh Dậu. + Tát vào mặt chị Dậu, sấn đến chỗ anh Dậu. - Ngôn ngữ: + Thét “thằng kia, ông tưởng mày... " + Giọng hầm hè, nham nhảm, giục trói. |
Hỏi: Em nhận xét gì về hành động, ngôn ngữ, của cai lệ qua các chi tiết vừa tìm được? - Là ngôn ngữ của loài thú dữ, chỉ biết quát nạt, thét, hét. - Hành động cường bạo, dã man, tàn ác. - Lời lẽ chửi bới thô tục, nói năng đểu cáng. | ⇒ Hành động, ngôn ngữ của loài cầm thú, chỉ biết quát, thét, hét, hành động cường bạo, tàn ác, dã man; lời lẽ chửi bới thô tục, nói năng vô văn hoá. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả Ngô Tất Tố? * Đó chính là nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật điển hình của tác giả Ngô Tất Tố. | - Nghệ thuật: Nhân vật cai lệ được tác giả khắc hoạ vô cùng nổi bật, chân thực và sinh động, có giá trị điển hình rõ nét ⇒ Nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện. |
Hỏi: Qua các chi tiết trên em hãy tringh bày suy nghĩ của bản thân về con người cai lệ. | * Cai lệ là một kẻ thô tục, hung tợn, tàn bạo, lòng lang dạ sói, táng tận lương tâm, là đại diện tiêu biểu của đám tay sai dưới chế độ xã hội thực dân phong kiến đương thời. |
- Giáo viên chuyển ý: Hỏi: Khi đám tay sai ập đến nhà, chị Dậu đang trong tình thế như thế nào? | b. Nhân vật chị Dậu: * Tình thế của chị Dậu khi bọn tay sai đến nhà. - Vụ thuế đang ở thời điểm gay gắt, chị đã phải bán con, bán chó, bán khoai đủ nộp cho chồng, nhưng lại bị ép phải nộp sưu cho người em chồng đã chết; chồng ốm yếu do bị đánh đập → tình thế nguy nan |
Hỏi: Khi đám tay sai vào nhà chị đã ứng phó như thế nào để bảo vệ chồng? Hỏi: Khi bọn tay sai không thèm để tâm đến những lời van nài thống thiết của chị, chị đã hành động như thế nào? | * Diễn biến tâm lí và hành động của chị Dậu: - Hành động, ngôn ngữ: + Ban đầu thiết tha van nài lễ phép: “cháu van ông nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc xin ông tha cho”. +Sau đó: Không thể chịu đựng thêm được nữa, liều mình kháng cự lại bằng lí lẽ: “Chồng tôi đau ốm các ông không được phép hành hạ” + Cuối cùng chị Dậu kháng cự lại bằng hành động quyết liệt với chúng “ Mày trói chồng bà đi bà cho mày xem” → thách thức. Vùng lên chống trả quyết liệt: “ túm cổ, ấn dúi, nắm gậy, vật nhau, túm tóc, lẳng cho một cái…”. |
Hỏi: Tác giả đã sử dụng từ loại nào để miêu tả sự phản kháng của chị Dậu với đám Cai Lệ? | - Nghệ thuật: Động từ miêu hành động túm, ấn, dúi, nắm vật, lẳng →Thể hiện sức mạnh phản kháng mãnh liệt của chị Dậu. |
Hỏi: Cách sử dụng ngôn ngữ xưng hô của chi Dậu có sự đổi thay như thế nào trong đoạn trích? | - Cách xưng hô của chị dậu thay đổi dần theo thái độ và hành động: ban đầu gọi ông xưng cháu, sau nữa là gọi ông xưng tôi, cuối cùng là gọi mày xưng bà → thể hiện sự thay đổi thái độ và ngôi xưng hô. |
Hỏi: Cùng với sự thay đổi của cách xưng hô, trạng thái tâm lí của chị Dậu có sự thay đổi theo như thế nào? | * Diễn biến tâm lí: Ban đầu đầu chị run run van nài thể hiện sự khiêm nhường nhưng không hề yếu đuối, mà ngược lại chị vẫn có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới đường cùng chị đã vùng lên chống trả quyết liệt. ( cách xưng hô cũng thay đổi theo). |
Hỏi: Theo em tại sao chị Dậu lại có sức mạnh đó? (Thảo luận nhóm 4 trong vòng 3 phút), Báo cáo. - Giáo viên kết luận: Đó là sức mạnh của lòng căm thù, tình yêu thương. | ⇒ Cùng với sự đổi thay đó là lòng căm giận tăng lên ngùn ngụt, một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ được bộc lộ và sức phản kháng mãnh liệt. Đó chính là sức mạnh bắt nguồn từ lòng yêu thương. |
Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về cách miêu tả hành động, thái độ tâm lí nhân vật chị Dậu của tác giả? | - Tác giả miêu tả chân thực, sinh động và phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu và diễn biến sự việc. |
Hỏi: Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu? | ⇒ Chị Dậu là một người phụ nữ mộc mạc, hiền lành, đầy lòng vị tha, yêu chồng thương con, sống khiêm nhường, giỏi nhẫn nhục chịu đựng nhưng không hề yếu đuối mà có một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ và tinh thần phản kháng mãnh liệt. |
Hỏi: Thái độ và tình cảm của nhà văn được thể hiện như thế nào qua việc kể tả về các nhân vật chị Dậu, Cai lệ? | - Tác giả thể hiện sự thấu hiểu và cảm thông sâu sắc với cảnh ngộ cùng cực, bế tắc của người nông dân bị đàn áp, động viên tinh thần phản kháng của họ. Lên án đám tay sai phong kiến. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả? | c. Nghệ thuật kể chuyện: -Xây dựng tình huống truyện có tính kịch; kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí…) |
Hỏi: Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”? Hỏi: Em có nhận xet như thế nào về nghệ thuật đoạn văn miêu tả chị Dậu đánh nhau với cai lệ? | d. Nhan đề: - Nhan đề đoạn trích là một câu tục ngữ đã bắt gặp chân lí của nhà văn hiện thực Ngô Tất Tố, toát lên lô gic hiện thực có áp bức, có tranh đấu; toát lên chân lí: con đường sống của những người bị áp bức chỉ có thể là con đường tranh đấu. → Đó là thái độ khích lệ người nông dân vùng dậy. - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật rõ nét. - Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sinh động. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ hội thoại của nhân vật đặc sắc. |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Em có cảm nhận gì về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” - Gọi học sinh đọc ghi nhớ sách giáo khoa | III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Tác giả Ngô Tất Tố đã phanh phui bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy những người nông dân vào hoàn cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mình chống lại. Đoạn trích còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình thương yêu vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. 2. Nghệ thuật: - Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật rõ nét. - Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sinh động. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ hội thoại của nhân vật đặc sắc. |
Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Giáo viên cho 4 học sinh nhập vai 4 nhân vật: chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng, | * Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 33. IV. Luyện tập: - Đọc diễn cảm giọng của từng nhân vật. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật cai lệ?
Hỏi: Em hiểu gì về nhân vật chị Dậu và xã hội phong kiến đương thời
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
Học thuộc ghi nhớ, nắm nội dung phân tích, soạn bài: Xây dựng đoạn văn trong văn bản. Đọc kĩ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
Bài trước: Bố cục của văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Xây dựng đoạn văn trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 8