Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Chữa lỗi diễn đạt - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Chữa lỗi diễn đạt - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được hiệu quả của việc diễn đạt lô- gic.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng phát hiện và chữa được các lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức chọn lựa trật tự từ trong giao tiếp, có ý thức diễn đạt lô- gíc

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi…

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ.

3. Bài mới

Khi diễn đạt nếu có lô gíc hiệu quả giao tiếp sẽ rất cao, giúp cho người đọc, người nghe dễ hiểu. Và ngược lại nếu diễn đạt thiếu lô gíc sẽ gây khó hiểu cho đối tượng giao tiếp. Vậy diễn đạt sao cho hợp lô - gíc chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP:

Bài 1: Phát hiện và sửa lỗi những câu cho sẵn

- Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập

- Phát hiện lỗi.

- Sửa lỗi

I. Tập luyện:

1. Bài tập 1:

a. Chúng em đã giúp đỡ những bạn học sinh vùng bão lụt áo quần, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác.

A => áo quần, giày dép

B => đồ dùng học tập

A, B không cùng loại nên B không bao hàm được A

-Sửa đồ dùng học tập -> đồ dùng sinh hoạt khác.

Hỏi: Câu có kiểu cấu trúc kết hợp như thế nào? chỉ ra điểm không phù hợp?

b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm mê say là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.

- Câu có kiểu kết hợp A - nói chung, B nói riêng. Câu trên A, B không cùng loại, A không bao hàm được B

→ Sửa lại thay từ bóng đá bằng từ sinh viên

c. Lão Hạc, Bước đường cùng Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.

- Kiểu câu kết hợp A, b và c (quan hệ đẳng lập) như vậy A. B. C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng (tác phẩm văn học)

- Sửa lại thay từ Ngô Tất Tố bằng từ Tắt đèn

Hỏi: Xác định kiểu kết hợp trong câu và sửa lại?

d. Em muốn trở thành một tri thức hay một bác sĩ?

A=Tri thức, B = bác sĩ → quan hệ chọn lựa

A và B

=> A, B bình đẳng không cái nào bao hàm cái nào. Từ trí thức là từ có nghĩa rộng bao hàm bác sĩ. Không thể đặt trong cấu trúc A hoặc B.

→ Sửa: thay trí thức bằng giáo viên: hoặc công nhân thay cho bác sĩ.

Hỏi: Xác định kiểu cấu trúc câu chỉ ra lỗi sai -> sửa lại?

e. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc xảo về ngôn từ.

- Câu có cấu trúc kết hợp “không chỉ A mà còn B” A và B phải là những từ ngữ không có quan hệ rộng – hẹp với nhau.

- Câu sai ở chỗ A bao hàm B (nghệ thuật bao hàm ngôn từ) - câu có các từ không nằm trong kiểu cấu trúc.

- Sửa lại: Thay “ngôn từ” bằng nội dung hoặc thay “nghệ thuật” bằng bố cục

Hỏi: Xác định kiểu kết hợp trong câu

Phát hiện lỗi sai và sửa lại?

g. Trên sân ga chỉ còn lại hai người, một người thì cao gầy, còn một người thì mặc áo ca rô.

- Người viết có ý miêu tả sự đối lập đặc trưng của hai người được miêu tả Nhưng các dấu hiệu đó phải được miêu tả bằng các từ thuộc cùng một trường từ vựng đối lập nhau

Nên sửa từ cao gầy - mặc áo trắng hoặc thấp béo - áo ca rô.

Hỏi: Xác định mục đích miêu tả của người viết, chỉ ra chỗ sai và sửa lại.

h. Chị Dậu rất cần cù, chịu thương chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con

A = chị Dậu cần cù, chịu thương chịu khó, B = rất mực yêu thương chồng con. Dùng qan hệ từ nên→ (nhân quả) không phù hợp với các cụm từ có quan hệ đẳng lập

- Sửa lại: thay quan hệ từ “nên” bằng quan hệ từ “và”→ quan hệ đẳng lập, bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp từ.

Hỏi: Xác định kiểu dùng quan hệ từ trong câu? Tìm lỗi sai và sửa lại?

i. Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người A => áo quần, giày dép

B => đồ dùng học tập

- Kiểu câu kết hợp A, b và c (quan hệ đẳng lập) như vậy A. B. C phải là những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng (tác phẩm văn học)

- Sửa từ Ngô Tất Tố thay bằng từ Tắt đèn

- Sửa lại: thay quan hệ từ “nên” bằng quan hệ từ “và”→ quan hệ đẳng lập, bỏ từ chị thứ hai để tránh lặp.

Hỏi: Xác định nghĩa của từ chỉ ra lỗi sai và sửa lại?

Sửa lỗi:. Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay chẳng thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

- Nội dung 2 vế câu nằm trong cấu trúc câu nếu - thì Điều Kiện - Kết qủa phải thay từ "có được" bằng "hoàn thành được"

K. Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe, vừa làm giảm tuổi thọ cho con người.

A = có hại sức khoẻ, B = giảm tuổi thọ

→ A, B có quan hệ bình đẳng. nhưng trong câu trên sức khoẻ - tuổi thọ đồng nghĩa. - Sửa giảm tuổi thọ thành vừa tốn kém tiền bạc

Hỏi: Xác định nghĩa của các cụm từ và chỉ ra lỗi sai → sửa lại.

- Yêu cầu học sinh xác định lỗi trong bài Tập làm văn và sửa lại.

2. Bài tập 2:

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Giáo viên nhận xét đánh giá, lứu ý các lỗi diễn đạt cần tránh trong bài làm của học trò, chỉ ra ưu điểm và nhược điểm.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 7 (ôn tập cách viết văn nghị luận)