Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Luyện tập về văn bản tường trình - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Luyện tập về văn bản tường trình - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết củng cố những hiểu biết về văn bản tường trình.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng viết văn bản tường trình thành thục hơn. Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản tường trình.

- Quan sát và nắm được trình tự để tường trình. Nâng cao kĩ năng tạo lập văn bản tường trình, Tạo lập được một văn bản tường trình đúng quy cách.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ trung thực khi viết văn bản tường trình.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu mục đích của việc viết văn bản tường trình? Cách viết văn bản tường trình?

- Mục đích: Nhằm trình bày khách quan, chính sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc để đánh giá kết luận và có phương hướng xử lí đúng đắn.

Phần đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ (ghi chính giữa)

- Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải)

- Tên văn bản (Ghi chính giữa)

Phần nội dung:

- Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân của sự việc, gây ra hậu quả như thế nào, ai chịu trách nhiệm.

- Thái độ tường trình phải khách quan, trung thực.

Phần kết thúc:

- Lời đề nghị, cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình. (góc phải)

3. Bài mới

- Các em đã biết cách trình bày một văn bản tường trình và mục đích của việc viết văn bản tường trình chúng ta cùng luyện tập để củng cố kiến thức về văn bản tường trình ở giờ học này.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VỀ LÍ THUYẾT:

Hỏi: Nhắc lại mục đích viết văn bản tường trình?

I. Lý thuyết:

1. Mục đích viết văn bản tường trình

- Nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc để đánh giá kết luận và có phương hướng xử lí đúng đắn.

Hỏi: Phân biệt sự giống và khác nhau giữa văn bản tường trình và văn bản báo cáo:

2. Sự giống và khác nhau giữa văn bản tường trình và báo cáo:

* Giống nhau:

- Đều là văn bản hành chính khi viết đều phải tuân theo những thể thức nhất định về cách trình bày, cấu tạo và thái độ của người viết.

* Khác nhau:

- Văn bản báo cáo nhằm trình bày kết quả công việc đã làm với cấp trên liền kề chịu trách nhiệm quản lí, để cấp quản lí nắm được và có các phương pháp, kế hoạch điều hành công việc sao cho đạt được kết qủa tốt nhất.

- Văn bản tường trình nhằm trình bày khách quan, chuẩn xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất của sự việc để đánh giá kết luận và có phương hướng xử lí đúng đắn.

Hỏi: Nêu bố cục phổ biến của một văn bản tường trình?

3. Bố cục phổ biến của văn bản tường trình:

- Bố cục: Gồm 3 phần:

Phần đầu:

Phần nội dung:

Phần kết thúc:

Hỏi: Phần nào không thể thiếu trong một văn bản tường trình? Phần nội dung cần trình bày như thế nào?

* Cả ba phần đều không thể thiếu trong một văn bản tường trình

- Phần nội dung:

- Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến, nguyên nhân của sự việc, gây ra hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm.

- Thái độ tường trình phải khách quan, trung thực.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP:

Hỏi: Chỉ ra chỗ sai trong việc sử dụng văn bản?

Hỏi: Nêu các tình huống cần viết văn bản tường trình ngoài sách giáo khoa?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3

II. Tập luyện:

1. Bài tập 1/ Trang 137

a. Viết bản kiểm điểm.

b. Viết báo cáo.

c. Viết báo cáo tổng kết thi đua

2. Bài tập 2/ Trang 137

Ví dụ: Học sinh đánh nhau, học sinh dùng điện thoại di động để quay bài... Làm hỏng đồ dùng, thiết bị của nhà trường...

3. Bài tập 3/ Trang 137

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Thế nào là văn bản tường trình? Cách làm văn bản tường trình?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, chuẩn bị bài: Trả bài kiểm tra văn.