Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Tổng kết phần văn (tiếp theo) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Tổng kết phần văn (tiếp theo) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hệ thống được các văn bản nghị luận đã học, nắm được nội dung cơ bản; đặc trưng thể loại; giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản.

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như cáo, chiếu, hịch.

- Sơ giản về lí luận văn học, về thể loại nghị luận trung đại và hiện đại.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống hoá, so sánh đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận trung đại và hiện đại.

- Nhận diện và phân tích được luận điểm, luận cứ trong các văn bản đã học, học tập cách trình bày lập luận có tình, có lí.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức yêu thích môn học, có ý thức hệ thống hoá kiến thức chùm văn bản nghị luận trung đại.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị bài soạn, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu các thể loại thơ đã học trong chương trình từ bài 15. Các tác phẩm thơ trong giai đoạn này đề cập tới vấn đề gì? Em được bồi dưỡng tình cảm gì?

3. Bài mới

- Sau khi hệ thống hoá nội dung các văn bản ở giờ học trước giờ học này cô hướng dẫn các em hệ thống lại Kiến thức về chùm văn bản nghị luận.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập cụm văn nghị luận:

Hỏi: Qua các văn bản 22,23,24,25,26, em hãy cho biết thế nào là văn nghị luận? so sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại?

1. Văn bản nghị luận:

- Văn bản nghị luận: là văn bản trong đó người viết thể hiện tư tưởng, quan điểm, ý kiến khen chê về một vấn đề nào đó. Mục đích của người viết là nhằm thuyết phục, làm cho người đọc người nghe đồng tình, tin tưởng vào quan điểm, ý kiến của mình.

Hỏi: Chỉ ra điểm khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại?

* So sánh sự khác nhau giữa văn nghị luận trung đại và văn nghị luận hiện đại:

Văn nghị luận trung đạiVăn nghị luận hiện đại

- Được viết bằng chữ Hán

- Sử dụng nhiều từ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng, nhiều điển tích điển cố, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng.

- Chia thành các thể chiếu, hịch cáo, mỗi thể mang một cách thức riêng.

- Mang thế giới quan của con người trung đại.

- Sử dụng chữ Quốc ngữ.

- Sử dụng từ ngữ gần với lời nói thường, mang phong cách cá nhân của người viết.

- Chia thành các thể nghị luận hiện đại: Nghị luận xã hội, nghị luận văn chương, văn chính luận…

- Mang thế giới quan của con người hiện đại.

Hỏi: Chứng minh các văn bản nghị luận ở các bài: 22,23,24.25,26… đều có tình có lí, có chứng cớ xác thực nên đều có sức thuyết phục cao?

2. Đặc điểm của các văn bản nghị luận trung đại:

- Hợp lí: Có các luận điểm xác đáng, cách sắp xếp luận điểm chặt chẽ khoa học.

- Có tình: Người việt bộc lộ tình cảm tình cảm, cảm xúc chân thực.

- Có chứng cứ: Có các sự thật hiển nhiên khẳng định luận điểm.

⇒ Một bài văn nghị luận hay cần phải có sự kết hợp của cả ba yếu tố trên. Các yếu tố này sẽ tạo nên sức thuyết phục lớn cho bài nghị luận.. Tuy nhiên trong bài văn nghị luận yếu tố lí lẽ là yếu tố quan trọng nhất.

Hỏi: Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23 và 24

3. Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22,23 và 24:

* Giống nhau: các văn bản trên đều là những áng văn chính luận gắn với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đều diễn đạt lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Thể loại: đều là văn nghị luận trung đại có phương pháp chung câu văn biền ngẫu hình ảnh ước lệ tượng trưng nhiều điển tích điển cố.

* Khác nhau:

+) Nội dung:

- Chiếu dời đô: ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Hịch tướng sĩ: tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.

- Nước Đại Việt ta: ý thức, niềm tự hào về một dân tộc độc lập tự chủ.

+) Thể loại:

- Chiếu dời đô→ thể chiếu

- Hịch tướng sĩ thể Hịch

- Nước Đại Việt ta: thể cáo

⇒ Mội thể loại trên thực hiện một chức năng riêng.

Hỏi: Tại sao văn bản nước Đại Việt ta được coi là bản tuyên ngôn độc lập khi đó?

4. Nước Đại Việt ta có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập:

- Vì bài cáo đã khẳng định nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ đó là chân lí hiển nhiên chẳng thể phủ nhận.

- So với bài “ Sông núi nước Nam”→

Lí Thường Kiệt Khẳng định 2 yếu tố lãnh thổ và chủ quyền “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

- Trong bài “Nước Đại Việt ta”→ ba yếu tố nữa được bổ sung: Nền văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử.

⇒ Bài cáo vừa thể hiện chân lí về sự tồn tại độc lập dân tộc vừa phát huy niềm tự hào dân tộc đã trở thành truyền thống của thế hệ đi trước.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Giáo viên hệ thống nội dung bài học.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị: ôn tập phần tập làm văn