Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được kiến thức về đoạn văn bài văn thuyết minh.

- Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh.

2. Kĩ năng

- Học sinh xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh.

- Biết cách diễn đạt rõ ràng chuẩn xác.

- Viết đoạn văn thuyết minh có độ dài khoảng 90 chữ.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức viết đoạn văn thuyết minh chính xác theo yêu cầu.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

- Muốn viết được một bài văn hay trước hết phải biết cách xây dựng đoạn văn trong văn bản thuyết minh. Vậy viết đoạn đòi hỏi những yêu cầu gì? ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh nhận dạng các dạng văn thuyết minh:

Hỏi: Đoạn văn trên gồm có mấy câu? Câu nào là câu chủ đề?

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh:

1. Nhận dạng các dạng văn thuyết minh:

1.1: Bài tập:

a. Bài tập a - Sách giáo khoa Trang 13

- Đoạn văn gồm 5 câu: Câu 1 là câu chủ đề, Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước đang thiếu. Câu 3 cho biết lượng nước ấy đang bị ô nhiễm. Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba. Câu 5 nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/3 dân số thiếu nước.

Hỏi: Trong đoạn văn từ ngữ nào duy trì chủ đề? (nước)

- Gọi học sinh đọc đoạn b (Trang 14)

⇒ Như vậy các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý cho câu chủ đề. câu nào cũng nói về nước.

Hỏi: Đoạn văn gồm có mấy câu, từ nào được nhắc đi, nhắc lại trong đoạn?

- 3 câu, câu nào cũng nói tới một người (Phạm Văn Đồng)

Hỏi: Vai trò của từng câu trong đoạn văn như thế nào?

→ Câu 1 vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán

Câu 2 giới thiệu về quá trình hoạt động cách mạng

Câu 3 nói về quan hệ của Phạm Văn Đồng với Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hỏi: Em hiểu đoạn văn này thuộc thể loại nào?

→ Thuyết minh giới thiệu về một danh nhân

Hỏi: Qua 2 bài tập này em rút ra nhận xét gì khi viết đoạn văn thuyết minh?

b. Đoạn văn gồm có 3 câu, câu nào cũng nói tới một người (Phạm Văn Đồng)

- Đoạn văn không có câu chủ đề, có từ ngữ duy trì chủ đề. (Phạm Văn Đồng, nhà cách mạng, ông)

- Câu 1 vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán

- Câu 2 giới thiệu về quá trình hoạt động cách mạng

- Câu 3 nói về quan hệ Phạm Văn Đồng với Chủ tịch Hồ Chí Minh

→ Thuyết minh giới thiệu về một danh nhân

* Nhận xét: Đoạn văn thuyết minh cần có chủ đề - các ý lớn.

- Khi viết cần trình bày rõ ý chủ đề tránh nhầm lẫn ý sang đoạn văn khác.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:

- Gọi học sinh đọc đoạn văn a.

Hỏi: Đoạn văn trên thuyết minh về cái gì?

Hỏi: Cần giới thiệu cây bút bi như thế nào?

Hỏi: Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết như thế nào, mắc những lỗi gì?

Hỏi: Hãy tách thành 3 ý cấu tạo, công dụng và cách sử dụng?

+ Sửa: Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa – học sinh nhận xét – giáo viên bổ sung

2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:

a. Đoạn văn giới thiệu đồ dùng học tập - cây bút bi.

- Nêu rõ chủ đề, cấu tạo, công dụng của bút bi, cách sử dụng.

- Không rõ câu chủ đề, các ý còn sắp xếp lộn xộn, thiếu mạch lạc …

- Hiện nay bút bi là loại bút thông dụng trên toàn thế giới. Bút bi khác bút mực ở chỗ là đầu bút bi có viên bi nhỏ xíu, ngoài ống nhựa có vỉ bút, đầu bút bi có nắp đậy thì có lò so & nút bấm. Khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, viết thành chữ. Khi viết người ta ấn đầu bút bi, ngòi bi trồi ra. Khi thôi viết thì ấn bút bi thụt vào bên trong vỏ bút, sử dụng bút bi nhẹ nhàng tiện lợi.

- Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn b

Hỏi: Đoạn văn trên thuyết minh về cái gì? - Đèn bàn

Hỏi: Cần đạt đượcnhững yêu cầu gì, cách sắp xếp nên như thế nào & nhược điểm của đoạn văn là gì?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhận xét bổ sung

Hỏi: Qua 2 bài tập này em rút ra nhận xét gì?

- Gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ

b. Bài tập b -Sách giáo khoa-Trang 14

- Đoạn văn trình bày lộn xộn, rắc rối, phức tạp khi giới thiệu về cấu tạo của chiếc đèn

- Cần làm rõ chủ đề, sắp xếp ý theo trình tự nhất định các ý 2,3

- Cấu tạo, công dụng, sử dụng

+) Nhận xét: Sắp xếp theo thứ tự cấu tạo của sự vật, nhận thức, chính phụ.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 15

Họa động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm

- Viết đoạn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.

II. Luyện tập:

Bài tập 1: Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề văn: Giới thiệu trường em

Mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi - ngôi trường be bé nằm bên triền sông Lô xanh mát. Ngôi trường thân yêu - mái nhà chung của chúng tôi.

Kết bài: Trường tôi như thế đó: bình dị, khiêm nhường mà biết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi trường giống như yêu ngôi nhà của mình - chắc chắn những kỷ niệm về ngôi trường thân yêu sẽ đi theo tôi suốt cả cuộc đời.

- Giáo viên gọi học sinh đọc bài 2

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết

- Năm sinh, năm mất, quê quán & gia đình

- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp

- Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc & thời đại

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 ở nhà.

Bài tập 2:

* Giáo viên hướng dẫn học sinh viết

- Năm sinh, năm mất, quê quán và gia đình

- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp

- Vai trò cống hiến to lớn đối với dân tộc & thời đại

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Khi viết đoạn văn thuyết minh cần lưu ý những gì?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.