Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Ôn tập truyện kí Việt Nam - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Ôn tập truyện kí Việt Nam - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Sự giống và khác nhau cơ bản của các truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.

- Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. Cảm thụ những nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh tình thương yêu con người, cảm thông với những hoàn cảnh bất hạnh, trân trọng những kỉ niệm đẹp...

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Hình ảnh mở ra trước mắt bọn trẻ khi ở trên cây phong là hình ảnh gì? Cảm nhận của nhân vật xưng tôi về hai cây phong?

3. Bài mới

Cùng với một số thể loại khác, truyện kí Việt Nam đóng một vai trò quan trọng đối với nền văn học nước nhà. Để giúp các em củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam, chúng ta cùng ôn tập trong bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập khái niệm truyện kí:

Hỏi: Em hiểu khái niệm truyện kí hiện đại Việt Nam như thế nào?

Hỏi: Kể tên một số truyện kí hiện đại Việt Nam đã được học trong chương trình lớp 6,7?

- Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn.

- Một thứ quà của lúa non - cốm -Thạch Lam.

- Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài.

Đặc điểm của truyện kí hiện đại?

I. khái niệm truyện kí:

- Truyện kí: chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật.

+ Truyện bao gồm: truyện ngắn, tiểu thuyết.

+ Kí bao gồm: hồi kí, phóng sự, tuỳ bút.

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về các thể loại truyện kí hiện đại Việt Nam.

* Truyện kí hiện đại: Từ đầu thế kỷ XX- 1945.

- Phong phú về đề tài, chú trọng nhiều đến đời sống của những người dân lao động nghèo. )

- Mang bản sắc riêng, phong cách riêng của từng tác giả. Thể hiện cái “tôi” cá nhân.

- Giàu chất nhân văn.

- Là bức tranh phản ánh hiện thực xã hội.

- Lối viết chân thực, gần gũi, dễ hiểu.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học ở lớp 8:

STTVăn bảnTác giảThể loạiPhương
thức biểu đạt
Nội dungNghệ thuật
1Tôi đi học-Thanh Tịnh (1911-1988)Truyện- 1941.Tự sự, xen trữ tìnhCảm giác trong sáng về những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiênGiàu chất thơ, chất trữ tình.
2Trong lòng mẹNguyên Hồng. (1918-1982)Hồi kí- 1938.Tự sự xen trữ tình.Nỗi đau và tình yêu thương vô hạn của bé Hồng dành cho mẹ.

Giàu chất trữ tình, giàu giàu cảm xúc.

NT miêu tả tâm trạng

3Tức nước vỡ bờ-Ngô Tất Tố- (1893- 1954)Hồi kí- 1938.Tự sựLê án chế độ thực dân nửa phong kiến tàn ác bất nhân, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của người phụ nữ nông thôn.Khắc hoạ hình tượng nhân vật rõ nét, miêu tả sinh động, sử dụng ngôn ngữ đặc sắc.
4Lão Hạc-Nam Cao (1915- 1951)Truyện ngắn- 1943

Tự sự xen trữ tình.

Số phận đầy bi thảm của người nông dân nghèo khổ, ngợi ca nhân cách cao đẹpKhắc hoạ hịnh tượng nhân vật rõ nét, miêu tả sinh động, ngôn ngữ đặc sắc.

NT miêu tả tâm lí, kể chuyện tự nhiên, linh

Hoạt động 3. Hương dẫn học sinh thực hành so sánh các tác phẩm đã học:

- Tổ chức thảo luận về sự giống và khác nhau của các thể loại truyện kí VN hiện đại.

- Gọi đại diện trình bày kết quả thảo luận.

- Giáo viên bổ sung hoàn thiện, ghi bảng.

I. khái niệm truyện kí:

- Truyện kí: chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật.

+ Truyện: truyện ngắn, tiểu thuyết.

+ Kí: hồi kí, phóng sự, tuỳ bút.

* Truyện kí hiện đại: Tính từ đầu thế kỷ XX- 1945.

- Đề tài phong phú, chú trọng nhiều đến đời sống của những người dân lao động nghèo. )

- Mang bản sắc riêng, phong cách riêng của từng tác giả. Thể hiện cái “tôi” cá nhân.

- Đậm chất nhân văn.

- Là bức tranh phản ánh hiện thực xã hội.

- Lối viết chân thực, gần gũi, dễ hiểu.

* Điểm giống và khác nhau giữa các tác phẩm truyện kí Việt Nam hiện đại:

a. Giống nhau:

- Đều là những văn bản tự sự được xếp vào truyện kí hiện đại, sáng tác trong khoảng 1930 - 1945.

- Cùng có chung đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu miêu tả số phận của những con người bị chà đạp, cực khổ.

- Đều tràn đầy tinh thần nhân đạo.

- Lối viết chân thực gắn liền với thực tế, bút pháp hiện thực sinh động.

b. Khác nhau: Về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, hình thức nghệ thuật.

Hỏi: Trong các văn bản trên em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Tại sao?

- Ví dụ: nhân vật chị Dậu trong đoạn chị đánh lại đám cai lệ và người nhà lý trưởng vì qua đó thể hiện sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn, sức mạnh phản kháng mãnh liệt của lòng căm thù, tình yêu thương chồng con sâu sắc.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu khái niệm truyện kí? Nêu tên các văn bản đã học và thể loại? điểm giống và khác nhau giữa các thể loại?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài, ghi nhớ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài

“Thông tin trái đất năm 2000”