Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Tình thái từ - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Tình thái từ - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu khái niệm tình thái từ và các loại tình thái từ, cách sử dụng tình thái từ.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, sách tham khảo, chuẩn kiến thức, kỹ năng.

2. Học sinh

Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, vở ghi, vở chuẩn bị bài, sách giáo khoa, sách bài tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Thế nào là Trợ từ? Thán từ? Cho ví dụ?

3. Bài mới

- Trong phân loại câu theo mục đích nói, tiếng Việt có 4 loại câu: Trần thuật, nghi vấn, cầu khiến và câu cảm thán. Sau các câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến có các từ đi kèm. Các từ đó có vai trò gì trong câu ta sẽ tìm hiểu bài học này.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chức năng của tình thái từ: Hỏi: Các câu trong ví dụ trên trên thuộc kiểu câu gì?I. Chức năng của tình thái từ: 1. Bài tập trang 80 - Câu a → câu hỏi; câu b → cầu khiến; câu c, d → câu cảm thán.
Hỏi: Trong các ví dụ a, b, c nếu bỏ đi các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi?- Nếu bỏ đi các từ in đâm thì câu a không còn là câu nghi vấn; câu b không còn là câu cầu khiến; câu c không còn là câu cảm thán.
Hỏi: Vậy em thấy những từ in đậm có chức năng gì trong câu?- Là những từ được thêm vào câu để tạo thành câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Hỏi: Từ in đậm ở câu d có chức năng gì?- Câu d: Các ừ in đậm biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép.
Hỏi: Vậy các từ đó người ta gọi là những tình thái từ, em hiểu thế nào là tình thái từ? H: Nhìn vào ví dụ a, b, c, d em nhận thấy có mấy loại tình thái từ?2. Kết luận: - Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và biểu thị các sắc thái biểu cảm của người núi. - Tình thái từ có 4 loại: + Tình thái từ nghi vấn (ư, à, hả, hử…) + Tình thái từ cầu khiến (đi, nào, với…) + Tình thái từ cảm thán (thay, sao…) + Tình thái từ biểu lộ tình cảm (ạ, nhé, cơ, mà…) *Ghi nhớ 1 (Sách giáo khoa trang 81)
Hỏi: Đặt câu có tình thái từ nghi vấn? - Anh về đấy ư? Hỏi: Đặt câu có tình thái từ cầu khiến? - Cho tớ đi với?. - Giáo viên đưa ví dụ: - Con người đáng kính ấy giờ cũng nối gót Binh Tư để có ăn ư? - Anh thương em với? Hỏi: Tìm tình thái từ và nhận xét ý nghĩa của nó? Tình thái từ: “ư” biểu thị ý nghĩa nghi vấn → dùng tạo câu nghi vấn, thể hiện thái độ phân vân; “với”: biểu thị ý nghĩa cầu khiến dùng tạo câu cầu khiến, diễn tả thái độ thiết tha mong muốn. - Như vậy thán từ ư vừa thuộc kiểu thán từ nghi vấn vừa kèm theo sắc thái tình cảm; thán từ với vừa thuộc thán từ cầu khiến vừa bộc lộ sắc thái tình cảm → một thán từ có thể có hai chức năng của hai loại thán từ. - Gọi học sinh đọc ghi nhớ: Sách giáo khoa trang 81
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh sử dụng tình thái từ: - Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập: Hỏi: Các tình thái từ in đậm được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm... ) khác nhau ntn?II. Sử dụng tình thái từ: 1. Bài tập trang 81
a: à → hỏi, thân mật (ban).
b: ạ → hỏi, kính trọng → người trên (giáo viên-học sinh)
c: nhé → cầu khiến thân mật (bạn bè)
d: ạ → cầu khiến kính trọng (người trên lớn tuổi hơn)
Hỏi: Rút ra bài học về cách dùng tình thái từ?
Hỏi: Xét các ví dụ sau đây, xem việc sử dụng tình thái từ đã phù hợp hay chưa?
- Mẹ ốm à?
- Thầy đi đâu đấy?
- Thầy đi xuôi à?
→ sử dụng chưa phù hợp, chưa thể hiện thái độ lễ phép với người trên. Giáo viên: Chốt
2. Kết luận: - Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. * Ghi nhớ (2)(Sách giáo khoa - trang 81)
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Học sinh đọc bài 1, xác định yêu cầu. Làm bài. - Giáo viên hướng dẫn bổ sung.
- a. nào: dùng chỉ ra mà không nói cụ thể vì không biết hoặc không muốn nói.
- c. chứ: biểu thị ý nhấn mạnh thêm điều vừa khẳng định.
- g. với: quan hệ từ.
- h. kia: chỉ từ.
III. Tập luyện: Bài tập1 /81 xác định tình thái từ: - Các câu b, c, e, i có tình thái từ.
- Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài, gọi 2 học sinh lên bảng. Học sinh nhận xét, giáo viên sửa chữa.Bài tập 2 trang 82: Giải thích nghĩa các tình thái từ in đậm.
a, chứ: nghi vấn → dùng trong trường hợp điều muốn hỏi đã ít nhiều khẳng định.
b, chứ → nhấn mạnh điều vừa khẳng định cho là chẳng thể khác được.
c, ư → hỏi với thái độ lừng khừng.
d, nhỉ → thái độ thân mật. e, nhé → căn dặn, thái độ thân mật.
g, vây → thái độ miễn cưỡng.
h, cơ mà → thái độ thuyết phục.
- Đọc bài 3, xác định yêu cầu bài tập, làm bài. - Gọi một số em lên đặt câu. - Học sinh nhận xét. Giáo viên sửa chữa, có thể lấy điểm.Bài tập 3 trang 82: Đặt câu:
- Cháu thấy Nam về rồi cơ mà?
- Bạn phải làm thế này mới đúng chứ lị.
- Tớ chỉ nói thế thôi mà.
- Bạn ấy nói khác cơ.
Đọc bài 4, nêu yêu cầu bài tập, làm bài. Gọi học sinh lên bảng làm bài. Học sinh và giáo viên nhận xét.Bài 4 trang 83: Đặt câu hỏi dùng các tình thái từ nghi vấn phù hợp.
- Thầy đỡ mệt chưa ạ?
- Bạn làm bài tập rồi à?
- Chiều nay bố mẹ về quê phải không ạ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5 ở nhà (gợi ý: Nó làm rồi chốc)

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Tình thái từ là gì? chức năng của tình thái từ? Cách sử dụng tình thái từ?

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Học thuộc ghi nhớ làm bài tập 5 sách giáo khoa và các bài tập trong sách bài tập; chuẩn bị bài “Luyện tập viết đoạn văn tự sự... ”