Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Bàn về phép học - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Bàn về phép học - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh có những hiểu biết ban đầu về thể tấu. Từ đó thấy được quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích và phương pháp học và mối quan hệ của việc học đối với sự phát triển của đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc - hiểu một văn bản được viết theo thể tấu.

- Nhận biết phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức học tập, biết ứng dụng những phép học vào trong thực tế việc học của bản thân.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Tư tưởng nhân nghĩa trong bài “Nước Đại Việt” ta được diễn đạt như thế nào? Khái quát lại nội dung của đoạn trích bằng một sơ đồ.

3. Bài mới

Học để làm gì, học những gì... Khái quát vấn đề học tập đã được cha ông ta bàn đến từ rất lâu. Một trong những ý kiến tuy ngắn gọn nhưng sâu sắc và thấu tình đạt lý, luận về phép học trong bản tấu dâng vua Quang Trung của La Sơn Phu Tử Nguyễn thiếp có ý nghĩa như thế nào? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhTri thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC VÀ TÌM HIỂUCHÚ THÍCH:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc giọng điệu chân tình, bày tỏ, vừa tự tin, vừa khiêm tốn.

- Giáo viên đọc mẫu

– Gọi học sinh đọc

Hỏi: Qua tìm hiểu phần chú thích, em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về tác giả?

Ông đã giúp Triều Tây Sơn xây dưng đất nước về mặt chính trị

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

2. Chú thích:

a) Tác giả: Nguyễn Thiếp (1723-1804) tự là Khải Xuyên. Hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đời kính trọng thường gọi ông là La Sơn Phu Tử.

- Quê: Đức Thọ - Hà Tĩnh.

- Là người " Thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu". Từng giúp triều Tây Sơn xây dựng đất nưước về mặt chính trị. Sau khi vua Quang Trung mất ông về ở ẩn đến cuối đời.

Hỏi: Bài tấu được ra đời trong hoàn cảnh nào?

b) Tác phẩm: Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791 khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua. Đoạn trích là phần đầu của bài tấu.

Hỏi: Em hiểu tấu là thể văn như thế nào?

→ Lời của thần dân dâng lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị. Cùng thể loại có Nghị, Biểu, Khảo, Sớ

Hỏi: So sánh Tấu với hịch, cáo có gì khác nhau?

→ Chiếu, hịch, cáo là do vua chúa ban xuống thần dân

- Dùng tấu, nghị, biểu, sớ → do thần dân dâng lên vua chúa

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa một số từ khó.

c) Thể tấu:

- Tấu là một thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc biền ngẫu) trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình

d) Từ khó: chú thích *

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

Hỏi: Đoạn trích được chia làm mấy phần? mấy ý? Nội dung chính của từng phần:

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Thể loại (tấu)→ một thể văn nghị luận trung đại

2. Bố cục:

- Văn bản bao gồm 3 ý:

+) Phần 1) Ngọc không mài→ điều tệ hại ấy→ nêu mục đích của việc học.

+) Phần 2) từ Nước Việt ta... những điều tệ hại ấy”→ phê phán lối học lệch lạc sai trái.

+) Phần 3) từ “Cúi xin từ nay... đến hết” → Phương pháp học đúng và tác dụng.

- Gọi học sinh đọc đoạn 1

Hỏi: Để nói về mục đích của việc học tác giả đã lập luận bằng phương pháp nào? Em hiểu thất truyền là gì?

Hỏi: Từ đó tác giả đã nêu ra mục đích chân chính của việc học là gì?

Giáo viên: Chỉ có học tập mới thành người tốt, có kiến thức. Không thể không học mà thành người tốt. Do đó học là một quy luật trong cuộc sống của con người.

3. Phân tích:

a. Mục đích chân chính của việc học:

- Tác giả đã sử dụng phép so sánh để lập luận “ Ngọc không mài, không thành đồ vật”; người không học không biết rõ đạo”;

→ Cách giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên rất dễ hiểu.

⇒ Mục đích chân chính của việc học là để làm người.

Hỏi: Sau khi chỉ ra mục đích chân chính của việc học, tác giả đã phê phán những lối học nào?

Hỏi: Em hiểu như thế nào là lối học chuộng hình thức? cầu lợi danh?

Hỏi: Theo tác giả lối học đó dẫn đến tác hại như thể nào?

Hỏi: Qua đó em hiểu tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học trong thực tế xã hội lúc bấy giờ?

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ với thực tế việc học của bản thân và các bạn.

b. Phê phán lối học lệch:

- Tác giả phê phán lối học hình thức cầu lợi danh, không biết đến “Tam Cương, ngũ thường”.

(Có nghĩa là chỉ học thuộc câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không thực chất, học để có được danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn hạ, nhiều lợi lộc).

- Tác hại: “Chúa tầm thường, thần nịnh hót”, người trên kẻ dưới đều thích chạy chọt, nịnh hót, luồn cúi dẫn đến “ nước mất, nhà tan”

⇒ Phê phán lối học không đúng. Coi trọng lối học lấy mục đích làm người tốt đẹp, làm cho đất nước vững bền.

- Gọi học sinh đọc đoạn 2

Hỏi: Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? ( Giáo viên liên hệ với tinh thần hiếu học của nhân dân ta, chính sách khuyến học của nhà nước ta)

Hỏi: Sau khi khuyên việc mở rộng hệ thống trường học, Khi bàn về cách học, để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung những cách gì?

Hỏi: Bài tấu bàn về "phép học" đó là những "phép học" nào?

Hỏi: Nêu tác dụng của những "phép học" ấy?

- Những điều trên rất gần gũi với phương pháp giáo dục hiện đai ngày nay→ cách nhìn nhận của Nguyễn thiếp mới mẻ và tiến bộ, vượt qua cách nhìn và nếp nghĩ của nền giáo dục phong kiến mấy trăm năm.

Hỏi: Từ thực tế việc học của bản thân, em thấy em thấy phương pháp học tập nào là tốt nhất vì sao?

Hỏi: Vì sao tác giả lại tin rằng phép học do mình đề xuất có thể tạo được nhân tài, vững yên được nước nhà?

→ Tạo được người giỏi, giữ vững đạo đức, biết gắn học với hành, tránh được lối học hình thức.

Hỏi: Theo em vì sao đạo học thành sinh ra nhiều người tốt? Triều đình ngay ngắn, khiến thiên hạ thịnh trị?

( Mục đích của giáo dục chính là đào tạo ra những con người chân chính giúp đất nước cường thịnh.

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả? Qua bài em thấy mục đích của việc học là gì?

c. Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn:

- Việc học cần phải được phổ biến rộng khắp: mở trường học, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.

(Mở trường ở phủ, huyện, mở trường tư, con cháu các nhà... ở đâu thì tiện học đấy).

- Dạy học phải xuất phát từ kiến thức căn bản, có tính nền tảng: học từ thấp lên cao; học rộng, hiểu sâu biết tóm lược những điều căn bản, cốt yếu nhất; phải biết kết hợp học với hành.

( Phép dạy: Theo Chu Tử... Tiểu học – bồi lấy gốc... Tứ thủ... ngũ kinh.. chư sử... theo điều học mà làm... yên)

⇒ Phép học bao gồm 2 vấn đề:

+) Trình tự học: từ thấp lên cao.

+) Quy trình học: Học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành.

+) Tác dụng: học để đi đến cái đích của đạo học chân chính, người tài được trọng dụng, nhà nước vững bền, thịnh trị.

→ Vì vậy cần có phương pháp học tập đúng đắn→ Đất nước nhiều tuấn kiệt chế độ vững mạnh, quốc gia cường thịnh

⇒ Phép học chân chính, ích nước lợi dân.

HOẠT ĐỘNG 3. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỔNG KẾT:

Hỏi: Nêu nội dung và các biện pháp nghệ thuật của bài tấu?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

III. Tổng kết:

a. Nội dung: Mục đích và tác dụng của việc học chân chính là học để làm người, để biết và góp phần làm cho đất nước cường thịnh.

- Phương pháp học gắn với hành động, tăng cường ứng dụng thực hành môn học.

b. Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ.

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 79

4. Củng cố, luyện tập

- Phân tích sự cần thiết và tác dụng của phương pháp "Học đi đôi với hành "

Hỏi: Nêu những nội dung cần ghi nhớ trong bài? Bài viết bao gồm mấy luận điểm nội dung từng luận điểm?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, học sinh nắm được mục đích, phương pháp học tập

- Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm.