Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Đi đường (Tẩu lộ) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Đi đường (Tẩu lộ) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh cảm nhận được tâm hồn giàu cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên và phong thái Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách trên đường.

- Ý nghĩa khái quát mang tính triết lí của hình tượng con đường và con người vượt qua những chặng đường gian khó.

Vẻ đẹp của Hồ Chí Minh ung dung, tự tại, chủ động trước mọi hoàn cảnh.

- Thấy được sự khác nhau giữa văn bản chữ Hán và văn bản dịch bài thơ (biết được giữa hai văn bản có sự khác nhau).

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc diễn cảm bản dịch của bài thơ.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, tình yêu thiên nhiên, ý chí kiên trì, bền bỉ trước khó khăn gian khổ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học trò

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi…

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Đọc thuộc bài thơ " Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

3. Bài mới

Trong suốt thời gian bị bắt, giam giữ khổ ải ở nhà lao Bác đã làm hơn một trăm bài thơ, có trị giống như một cuốn nhật kí ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, được trải qua trong 14 tháng lao tù ấy. Bên cạnh đó Bác còn thể hiện một con người Hồ Chí Minh với một tinh thần cách mạng lớn lao, cao cả, một tâm hồn rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tinh thần nhân đạo và Người còn sáng tác bài thơ như lời tự khuyên mình có thêm ý chí và nghị lực để vượt lên khó khăn gian khổ. Tất cả những điều đó đã tạo nên một sức mạnh tinh thần lớn lao để Bác vượt qua thử thách về lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đi đường là một trong những bài thơ như thế.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động. Hướng dẫn học sinh đọc chú và tìm hiểu thích

- Giáo viên hướng dẫn cách đọc

- Câu thơ 1 giọng suy ngẫm về việc đi đường.

- Câu thơ 2: Giọng nhấn mạnh sự vất vả của chặng đường đi.

- Câu thơ 3,4 vui, sảng khoái khi vượt qua gian khổ tới đích.

- Hướng dẫn học sinh đọc phiên âm chữ Hán và bản dịch thơ.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

Hỏi: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ khó sách giáo khoa.

a. Tác phẩm:

- Bài thơ ra đời trong thời gian Bác Hồ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ (từ tháng 8/1942 → tháng 9/1943) tại Quảng Tây -Trung Quốc

b. Từ khó:

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản:

Hỏi: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Hỏi: Bài thơ có bố cục như thế nào?

Hỏi: So sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ?

- Bản dịch thơ không giữ được điệp ngữ ở câu đầu "Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan", trùng san là dãy núi bản dịch thơ dịch là núi cao là chưa sát.

Nhưng vẫn giữ được điệp ngữ ở câu 2 và câu 3.

⇒ Nhìn chung bản dịch tương đối tốt vẫn giữ được cái thần của tác phẩm. Tuy nhiên dịch thơ là một việc khó nên không tránh khỏi một số chỗ chưa trung thành với bản nguyên tác.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Thể thơ: Bản phiên âm chữ Hán được tác giả sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Bản dịch thơ, dịch giả Nam Trân dịch theo thể thơ lục bát.

2. Bố cục:

+ Câu 1: Khai → mở ra

+ Câu 2: Thừa → nâng cao, triển khai ý câu khai.

+ Câu 3: chuyển → chuyển ý.

+ Câu 4: Hợp → Tổng hợp.

- Gọi học sinh đọc hai câu thơ đầu:

Hỏi: giải nghĩa câu thơ thứ nhất?

Hỏi: Câu thơ đầu Bác đã suy ngẫm đúc kết điều gì từ việc đi đường?

3. Phân tích:

a. Hai câu thơ đầu:

- Câu 1 → khai:

" Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan"

( Có đi đường mới biết đi đường khó)

- Suy ngẫm thấm thía của Bác rút ra từ bao cuộc "đi đường"chuyển lao triền miên đầy gian khổ. Chỉ có người nào đã từng trải qua thì mới hiểu được đầy đủ cái sự thật hiển nhiên đó.

Hỏi: Giải nghĩa câu thơ thứ hai?

Hỏi: Sự khó khăn, gian khổ của việc đi đường đã được Bác miêu tả như thế nào?

Hỏi: Cả hai câu thơ nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Hỏi: Từ đó em có cảm nhận gì về nội dung của hai câu thơ đầu?

- Câu 2 → thừa:

"Trùng san chi ngoại hựu trùng san"

( Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)

- Núi tiếp núi trùng điệp, khó khăn, gian khổ triền miên dường như bất tận.

⇒ Điệp từ: Tẩu lộ, trùng san → nhấn mạnh sự gian khổ của đường đi.

⇒ Hai câu thơ là suy ngẫm về nỗi gian khổ của người đi đường.

- Gọi học sinh đọc 2 câu thơ cuối

Hỏi: Nghĩa của câu thơ thứ ba là gì?

Hỏi: Mạch thơ ở câu thơ đã chuyển như thế nào?

b. Hai câu thơ sau:

- Câu 3 → chuyển:

"Trùng san đăng đáo cao phong hậu"

(Khi đã vượt qua các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót)

- Mạch thơ chuyển, mọi gian khổ đều chấm dứt khi người đi đường leo lên đến đỉnh núi cao chót vót, đi đến đích.

Hỏi: Giảỉ nghĩa câu thơ cuối.

Hỏi: Người đi đường khổ cực có cảm nhận như thế nào khi lên tới đích?

Hỏi: Tâm trạng của người đi đường được diễn tả như thế nào ở câu thơ thứ tư?

- Câu 4 → hợp:

" Vạn lí dư đồ cố miện gian"

( Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)

- Người đi đường khổ cực trở thành người khách ung dung say sưa ngắm cảnh đẹp (muôn trùng nước non).

- Câu thơ diễn tả niềm vui sướng đặc biệt bất ngờ, phần thưởng bất ngờ cho người đã trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

Hỏi: Ngụ ý của câu thơ thứ tư là gì?

Hỏi: Theo em bài thơ này có phải Bác chỉ muốn nói về việc đi đường không? sau khi phân tích em thấy bài thơ mang mấy lớp ý nghĩa? Lớp nghĩa thứ hai của bài thơ là gì?

- Ngụ ý: Niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sỹ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao nhiêu gian khổ hy sinh.

⇒ Bài thơ mang hai lớp nghĩa, nghĩa đen nói về việc đi đường núi. Nghĩa bóng ngụ ý nói về đường cách mệnh, đường đời. Bác nêu lên một trân lí: Con đường cách mệnh là lâu dài và vô cùng gian khổ, nhưng nếu kiên trì, kiên trì vượt qua mọi gian truân thử thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lợi rực rỡ.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghẹ thuật của bài thơ?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Hỏi: Em học tập được gì từ Bác qua bài thơ " Đi đường"?

⇒ Nghệ thuật: Bài thơ tức cảnh, ý tại ngôn ngoại, những vần thơ giống như kể chuyện để thuyết phục một chân lí đạo lí lớn, có tác dụng khích lệ tinh thần con người vượt qua khó khăn thử thách trên đường đời để vươn tới mục đích cao đẹp.

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa/ Trang 40

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: Chiếu rời đô.