Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Trả bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Trả bài tập làm văn số 1 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài văn tự sự: nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích kể.

- Học sinh hiểu được các đơn vị kiến thức căn bản và nhận biết các lỗi sai trong bài viết để khắc phục và sửa chữa.

2. Kĩ năng

- Củng cố kĩ năng viết văn tự sự (kể chuyện), rèn kỹ năng phát hiện lỗi, sửa lỗi trong bài viết.

3. Thái độ

- Học sinh có ý thức viết bài cẩn thận, đúng yêu cầu, nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị bài soạn, chấm bài, chuẩn bị nội dung nhận xét.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài (lập dàn ý cho đề bài đã viết)

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

Đề bài: Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” bằng văn bản ngắn gọn trong khoảng 10 dòng.

* Đáp án:

Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Con trai lão vì không có tiền cưới vợ phẫn chí bỏ đi làm phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con, lão đành bán đi con chó dù cho rất đau xót và buồn bã. Lão mang toàn bộ số tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giúp trông coi mảnh vườn. Cuộc sống ngày càng khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và từ chối những gì ông giáo giúp. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó nói là để giết con chó hay đến vườn, làm thịt và rủ Binh tư cùng uống rượu. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể lại chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc đột nhiên chết - cái chết thật đau đớn và dữ dội. Cả làng không một ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu.

3. Bài mới

- Giờ trước các em đã viết bài văn kể chuyện. Để giúp các em nắm được cách làm một bài văn tự sự, thấy được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, hôm nay cô sẽ trả bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt được
- Học sinh nhắc lại đề bài

Đề bài:

Người ấy (bạn, thầy, người thân.... ) sống mãi trong lòng tôi.

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài:

Hỏi: Đề bài thuộc kiểu bài gì?

- Tự sự.

Hỏi: Đề yêu cầu như thế nào?

I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài:

1. Yêu cầu:

- Kể chuyện về một người có những kỉ niệm sống mãi trong em.

+ Người kể xưng “tôi” (theo ngôi kể thứ nhất).

Hỏi: Em hãy tìm các ý chính cần triển khai trong bài?

2. Tìm ý:

- Nhân vật: mẹ, ông, bà bạn thân….

- Sự việc: giới thiệu các đặc điểm về nhân vật (khuôn mặt, hình dáng, tính cách)

- Kể một vài việc làm tiêu biểu về người ấy khiến em nhớ mãi không quên.

Hỏi: Phần mở bài em sẽ viết gì?

3. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật, mối quan hệ của em với người đó, ấn tượng của em với người đó.

Hỏi: Thân bài em kể những điều gì?

b. Thân bài:

- Giới thiệu sơ qua về hình dáng bên ngoài và tính cách của nhân vật.

- Kể về việc làm của nhân vật khiến em nhớ mãi không quên, kết quả và ý nghĩa của việc làm đó.

Hỏi: Em sẽ trình bày phần kết bài như thế nào?

c. Kết bài:

Khẳng định tình cảm của em dành cho người đó.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét bài viết:

Giáo viên: Dựa vào những nội dung trên em hãy tự đánh giá bài làm của mình xem đã đạt được các yêu cầu như dàn bài hay chưa?

( học sinh tự đánh giá)

- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.

II. Nhận xét bài viết:

1. Học sinh nhận xét:

2. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:

a. Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của một đề bài tự sự.

- Sử dụng đúng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.

- Phần lớn đều viết đúng với yêu cầu.

- Có nhiều bài viết mạch lạc, sáng tạo, sử dụng từ ngữ gợi cảm như: Hà Trang, Nguyệt, Trâm, Đức Anh...

b. Nhược điểm:

- Còn nhiều em mắc các lỗi sai chính tả, chưa biết chấm câu, diễn đạt còn lủng củng, chưa biết cách xây dựng đoạn và chuyển đoạn. Dấu câu đặt chưa phù hợp hoặc thiếu dấu câu.

- Có một số bài nội dung giống nhau, (nhìn bài nhau, quay cóp, có những câu văn giống hệt nhau

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi diễn đạt của bài viết:

- Giáo viên chọn một số câu, từ ngữ chưa hợp lí yêu cầu học sinh sửa lại.

Hỏi: Câu sau sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng?

( Sai ở hình ảnh so sánh chưa phù hợp với đối tượng miêu tả).

- Học sinh sửa lỗi diễn đạt tại chỗ, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.

- Học sinh lên bảng sửa lỗi dùng từ và chính tả, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét sửa chữa.

III. Sửa lỗi diễn tả:

1. Lỗi dùng từ, đặt câu:

2. Lỗi chính tả:

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

- Giáoviên gọi học sinh đọc một số bài văn hay của học sinh và đọc một bài văn mẫu.

IV. Đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên hệ thống lại những ưu, nhược điểm, những mặt cần phát huy, những lỗi cần tránh của bài viêt.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Tiếp tục sửa lại các lỗi trong bài viết.

- Chuẩn bị bài: “Cô bé bán diêm” → tóm tắt văn bản, tìm hiểu bố cục, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.