Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Làm thơ bảy chữ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Làm thơ bảy chữ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Làm được câu thơ 7 chữ còn thiếu trong bài thơ tứ tuyệt, làm được bài thơ 7 chữ đúng đối, vần, nhịp... theo đề tài tự chọn.

2. Kĩ năng

- Đặt câu thơ bẩy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,...

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích thơ văn, biết phát triển năng khiếu làm thơ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

- Nhắc lại những đặc điểm của thể thơ 7 chữ 4 câu.

3. Bài mới

Giờ trước các em đã được làm quen với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giờ này chúng ta sẽ cùng nhau rèn luyện kĩ năng làm thơ 7 chữ trên lớp.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh luyenj tập:

- Đọc hai câu thơ -Sách giáo khoa - Trang 165.

Hỏi: Gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần, mối quan hệ bằng trắc trong hai câu?

II. Luyện Tập:

1. Nhận diện luật thơ:

Chiều

Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về,

Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.

- Nhịp: Câu 1: nhịp 2/5.

Câu 2: nhịp 4/3.

- Vần: tiếng về, nghe.

- Mối quan hệ bằng trắc: các tiếng 2,4,6 đối nhau.

- Đọc hai câu thơ sau?

Hỏi: Nhận diện vần nhịp, luật bằng trắc?

Hỏi: Từ ví dụ trên em rút ra điều gì về nhịp thơ, vần thơ và mối quan hệ bằng trắc trong thơ 7 chữ?

- Giáo viên giới thiệu luật bằng trắc cho học sinh tham khảo.

* Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót

Vòm trời trong vắt ánh pha lê.

- Nhịp: 4/3;

- Mối quan hệ bằng trắc: chữ 2,4,6 đối

* Là thể thơ mỗi câu có 7 chữ. Ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 hoặc 3/4; vần trắc, bằng, đa phần là bằng gieo vần trong tiễng cuối các câu 1,2,4.

* Luật bằng trắc theo hai mô hình sau:

a, B B T T T B B

T T B T T T B

T T B B B T T

B B T T T B B

b, T T B B T T B

B B T T T B B

B B T T B T T

T T B B T B B

- Đọc bài thơ “tối” của Đoàn Văn Cừ (Sách giáo khoa - Trang 166).

Hỏi: Chỉ ra chỗ sai trong bài thơ?

Hỏi: Hãy sửa lại cho đúng?

- Học sinh có thể sửa:

- Ngọn đèn mờ toả ánh vàng khè.

- Bóng đèn mờ tỏ, bóng đêm nhoè.

- Bóng đèn mờ tỏ, bóng trăng loe.

b. Bài thơ: Tối

Trong túp lều tranh cánh liếp che

Ngọn đèn mờ, toả ánh xanh xanh,

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng

Như bươc thời gian đến quãng khuya.

* Nhận xét:

- Bài thơ sai ở chỗ gieo vần.

- Sai ở việc dùng dấu phẩy trong câu 2.

- Chữ “xanh” gieo sai vần.

* Sửa lại:

Trong túp lều tranh cánh liếp che,

Ngọn đèn mờ toả ánh xanh lè.

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng

Như bước thời gian đến quãng khuya.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tập làm thơ:

- Giáo viên hướng dẫn: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng cuội ở cung trăng, đây chính là đề tài chính trong bài. Hai câu tiếp theo phải phát triển đề tài đó.

- Hai câu sau phải tuân theo đúng luật:

- B B T T B B T

T T B B T T B

Học sinh làm bài, giáo viên gọi một số em nêu kết quả.

Học sinh nhận xét.

Giáo viên sửa chữa, bổ sung.

III. Tập làm thơ:

1. Làm tiếp bài thơ dở dang:

a. Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.

Tôi thấy người ta có bảo rằng

Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng!

* Gợi ý: có thể làm như sau:

- Chứa ai chẳng chứa chứa thằng cuội

Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.

Hoặc:

- Đáng cho cái tội quân lừa đảo

Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.

Hoặc:

- Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá

Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng?

Hoặc:

- Cõi trần ai cũng chường mặt nó

Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.

( chữ “mặt” không đúng luật)

* Giáo viên hướng dẫn: Hai câu thơ vẽ nên khung cảnh mùa hè thì hai câu tiếp phải nói chuyện mùa hè, chia tay bạn bè, dặn dò bạn, hẹn nhau năm học sau...

* Theo luật: T T B B B T T

B B T T T B B

- Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng làm.

- Gọi một số học sinh trình bày.

- Nhận xét.

- Giáo viên sửa chữa, bổ sung.

b. Làm tiếp bài:

Vui sao ngày đã chuyển sang hè

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.

* Gợi ý: Có thể làm như sau:

Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi

Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.

Hoặc:

Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn

Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh đọc thơ sáng tác:

- Gọi học sinh trình bày một số bài thơ đã sáng tác ở nhà.

- Nhận xét.

- Giáo viên nhận xét những ưu, khuyết điểm trong bài. Động viên, khuyến khích các em tiếp tục sáng tác.

IV. Đọc bài thơ 7 chữ đã sáng tác.

1. Đọc bài.

2. Bình thơ (Học sinh giỏi).

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu những đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị trả bài.