Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục đích bài học
1. Tri thức
- Học sinh phân biệt được các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ. Biết áp dụng hiểu biết về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ vào tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng
- Có kĩ năng thực hành, so sánh, phân tích các cấp độ khái quát về nghĩa của từ ngữ.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ ngữ.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng
2. Học sinh Đọc trước bài, soạn bài, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức
Sĩ số:
2. Kiểm tra
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
Giáo viên: Giới thiệu bài mới:
- Trong chương trình lớp 6,7 chúng ta đã tìm hiểu về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Bên cạnh những từ ấy, còn có các từ có nghĩa bao hàm nhau. Những từ ấy gọi là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt được |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ có nghĩa rộng và từ ngữ có nghĩa hẹp: | I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. |
- Học sinh quan sát sơ đồ (Sách giáo khoa - trang 10). | 1. Bài tập: (sơ đồ - trang 10). |
Hỏi: Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “thú”, “chim”, “cá”? Tại sao? | - Từ “động vật” có nghĩa rộng hơn từ “thú”, “chim”, “cá”. →Nghĩa của từ ”động vật” bao hàm “ chim”, “cá”, “thú”. |
Hỏi: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “voi”, “hươu”? tại sao? - Rộng hơn → bao hàm. | - Nghĩa của từ “thú” rộng hơn “voi”. “hươu” → vì từ “thú” bao hàm “voi”, “hươu”. |
Hỏi: Nghĩa của từ “cá”, “chim” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “cá chim”, “cá thu”, “tu hú, “sáo”? | - Các từ “cá”, “chim” có nghĩa rộng hơn, bao hàm “cá chim”, “cá thu”, “tu hú”, “sáo”. |
Hỏi: Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ngữ? - Nghĩa của từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hay hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. Hỏi: Khi nào một từ được coi là có nghĩa rộng? Lấy ví dụ? - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác. ví dụ: “áo” (áo sơ mi, áo khoác). Hỏi: Khi nào một từ được coi là có nghĩa hẹp? Lấy ví dụ? -Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác. Hỏi: Một từ ngữ có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp với từ ngữ khác được không? Cho ví dụ? | 2. Kết luận: - Một từ được coi là có nghĩa rộng, khi nó bao hàm nghĩa của những từ ngữ khác. - Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ khác. - Một từ ngữ cũng có thể có nghĩa rộng với từ ngữ này đồng thời có nghĩa hẹp với từ ngữ khác. |
- Học sinh đọc ghi nhớ (Sách giáo khoa). | *Ghi nhớ: Sách giáo khoa - Trang 10 |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: | II. Luyện tập: |
- Giáo viên hướng dẫn Đọc bài tập 1. nêu yêu cầu t1. - Học sinh làm bài. - Gọi 2 học sinh lên bảng chữa. Nhận xét. Giáo viên kết luận. | 1. Bài tập 1 (10) Lập sơ đồ |
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 - Học sinh đọc, xác định yêu cầu, làm bài tập 2. Hỏi: Tìm những từ có nghĩa rộng so với nghĩa của các từ trong nhóm sau: - Giáo viên nhận xét, bổ sung. | 2. Bài tập 2 (10). a. Chất đốt: xăng, dầu hoả, dầu ma dút, củi, than.. b. Nghệ thuật: hội hoạ, âm nhạc, văn hoá, điêu khắc... c. Thức ăn; Canh, nem, thịt luộc, rau sào, tôm rang... d. Nhìn: liếc, ngắm, nhòm, ngó... e. Đánh: đấm, đá, thụi, bịch... |
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3. Hỏi: Tìm từ ngữ có nghĩa bao hàm trong phạm vi của các từ sau: - Tổ chức thảo luận nhóm 3 trong 3 phút. - Học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung. | 3. Bài 3 (trang 10). a. Xe cộ: ô tô, xe máy, xe bò... b. Kim loại: sắt, nhôm, đồng.... c. hoa quả: cam, mít xoài nhãn... d. (người): họ hàng: cô, dì, chú bác... e. mang: xách, khiêng, gánh... |
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4. - Đọc bài 4 nêu yêu cầu bài tập. - Học sinh làm bài. - Gọi 2 học sinh lên bảng giải. Học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu, nội dung bài tập 5 | 4. Bài 4. ( trang10). Chỉ ra những từ ngữ không namwftrong phạm vi nghĩa của mỗi nhóm từ ngữ sau: a. thuốc lào: b. thủ quỹ: c. bút điện; d. hoa tai: |
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5. - Học sinh làm bài tập 5 ở nhà. | 5. Bài tập 5 (trang 10) - “khóc”: bao hàm “nức nở”, “sụt sùi” |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Từ ngữ nghĩa rộng là gì? Từ ngữ nghĩa hẹp là gì? Cho ví dụ?
- Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 5,6,7.
5. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Tìm các từ cùng một phạm vi nghĩa trong một bài trong sách giáo khoa sinh học; vật lí; hoá học.
Bài trước: Tôi đi học (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài tiếp: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8