Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Mối nguy hại đến môi trường sống và sức khoẻ con người qua thói quen sử dụng túi ni lông. Tính khả thi trong những đề xuất được tác giả trình bày.

- Việc dùng từ ngữ dễ hiểu, sự giải thích đơn giản mà sáng tỏ kết hợp với bố cục chặt chẽ, hợp lí đã tạo nên tính thuyết phục cho văn bản.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng tích hợp với phần tập làm văn để tập viết bài văn thuyết minh.

- Có kỹ năng đọc - hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trái đất. Có hành động, việc làm thiết thực để bảo vệ môi trường, hiểu được bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính con người.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Điểm giống và khác nhau giữa các tác phẩm truyện kí Việt Nam hiện đại?

Hỏi: Chỉ ra thể loai cụ thể của các văn bản truyện kí hiện đại Việt Nam đã học?

3. Bài mới

- Rác thải sinh hoạt là nguồn gây ô nhiễm lớn đến môi trường xunh quanh chúng ta, trong đó bao bì nilon là một loại rác thải rất nguy hiểm. Nếu chúng ta không có cách thức sử lí phù hợp, nó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường trái đất tác động trực tiếp đến sức khoẻ của con người. Để hiểu được điều đó chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản nhật dụng “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Hướng dẫn:

- Giáo viên hướng dẫn đọc: nhấn giọng rõ ràng từng điểm kiến nghị, phần cuối dùng giọng điệu của một lời kêu gọi.

- Giáo viên đọc mẫu, học sinh đọc.

- Học sinh và giáo viên nhận xét.

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc:

Hỏi: Theo dõi chú thích, giải nghĩa các từ: phân huỷ, miễn dịch, Ca- đi-mi, Đi-ô-xin.2. Tìm hiểu chú thích: (Sách giáo khoa - 106).

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:

- Giáo viên giới thiệu thể loại văn bản?

Hỏi: Nên chia văn bản làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Thể loại: Thuyết minh. nội dung mang tính chất nhật dụng.

2. Bố cục:

Bố cục văn bản gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu... không sử dụng bao bì nilon → Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thông điệp.

- Phần 2: Tiếp... đối với môi trường → tác hại của việc sử dụng bao bì nilon, giải pháp.

- Phần 3: phần còn lại → lời kêu gọi.

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về sự sắp xếp bố cục của văn bản?

Hỏi: Chỉ ra bố cục của văn bản?

Hỏi: Tác dụng của từ “vì vậy” trong việc liên kết các phần của văn bản?

- Từ “vì thế” giúp đoạn 2 gắn với đoạn 1 của phần 2 một cách tự nhiên.

Đoạn 1: đi từ nguyên nhân cơ bản đến hệ quả cụ thể - liên kết với đoạn 2 một cách tự nhiên hợp lí

Hỏi: Văn bản này có nội dụng tính chất nhật dụng. Vì sao ta có thể nhận biết được?

- Nội dung văn bản đề cập tới một vấn để mang tính thời sự, đang được mọi người quan tâm.

* Đây là văn bản nhật dụng được viết theo phương thức thuyết minh. Phương thức này chúng ta sẽ học sau.

⇒ Bố cục chặt chẽ:

Phần 1 → Tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, lí do Việt Nam chọn chủ đề năm 2000 là “Một ngày không sử dụng bao bì nilon”

Phần 2 → Đi từ nguyên nhân đến hệ quả cụ thể, quan hệ từ “vì vậy” giúp đoạn 2 gắn với đoạn 1 của phần 2 một cách tự nhiên.

Phần 3: → Dùng từ “hãy” rất phù hợp cho 3 câu ứng với 3 ý đã nêu trong phần thứ nhất.

- Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn đầu

Hỏi: Chỉ ra nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao nilon có thể gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người?

Thảo luận theo tổ trong 2 phút.

- Báo cáo, nhận xét.

- Giáo viên kết luận.

- Do tính không phân huỷ của Pla- xtíc.

3. Phân tích:

a. Nguyên nhân, tác hại của bao bì ni lông:

* Nguyên nhân:

- Do tính chất không phân huỷ của Pla- xtíc.

- Do ý thức của con người, xả rác một cách bừa bãi.

Hỏi: Khi vứt các bao bì nilon bừa bãi, Tính không phân huỷ của Pla- xtíc gây ra tác hại gì?

* Tác hai:

- Bao nilon lẫn vào trong đất gây cản trở cho quá trình sinh trưởng của thực vật.

- Làm tắc các đường ống dẫn nước thải.

- Tắc nghẽn hệ thống cống rãnh → muỗi sinh sôi, dịch bệnh.

- Làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải...

Hỏi: Ngoài ra sử dụng bao nilon còn gây ra các tác hại nào khác?

* Giáo viên: ở Mĩ mỗi năm có 400.000 tấn pô-li- ê- ti- len được chôn lấp tại miền Bắc. Ở Ấn Độ có 90 con hươu đã chết do ăn phải rác thải nilon vứ bừa bãi. Trên thế giới hàng năm co0s khoảng 100.000 nghìn con thú chết do nuốt phải túi nilon...

( ví dụ: gây nhiễm độc CO, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, phá vỡ hoóc- môn, gây rối loạn chức năng và ung thư, dị tật bẩm sinh, …).

* Tác hại khác:

- Vứt bừa bãi gây mất mĩ quan môi trường.

- Khi gói, đựng buộc kín khiến cho rác thải khó phân huỷ và sinh ra các chất gây độc hại.

- Để lẫn các rác thải ngăn cản quá trình hấp thụ nhiệt làm cho rác thải khó phân huỷ.

- Sử dụng bao nilon màu đựng thực phẩm sẽ gây ô nhiễm thực phẩm, có thể gây ra những bệnh hết sức nguy hiểm vì nó có chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi...

- Khi đốt bao nilon nó sẽ sinh ra các khí độc thải ra môi trường không khí, gây thủng tầng o-zôn, làm ảnh hưởng lớn đên sức khoẻ con người như gây bệnh ung thư...

- Đọc từ “Vì vậy chúng ta cần phải... ”trang 54.

Hỏi: Người viết đề xuất các cách thức xử lí như thế nào? có thuận tiện và phù hợp không?

H: Em nhận xét gì về các cách thức ấy?

( Còn nhiều vấn đề nan giải, chưa triệt để vì những thuận lợi khi sử dụng bao nilon)

Hỏi: Theo em còn nguyên nhân nào khiến cho việc vận động không sử dụng bao bì ni lông gặp phải nhiều khó khăn?

- Túi nilon có giá thành rất rẻ, nhẹ, tiện lợi, dễ đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng. Sản xuất tiết kiệm hơn so với giấy tới 40% năng lượng. Tuy nhiên việc sản xuất và sử dụng bao bì nilon vẫn là “ lợi bất cập hại”.

b. Cách thức xử lí:

- Chôn lấp: bất tiện và gây nhiều tác hại.

- Đốt: gây nhiễm độc → cực kì nguy hại.

- Tài chế: giá thành đắt, không thuận tiện.

⇒ Xử lí bao bì nilon là một vấn đề vô cùng nan giải, chưa triệt để, không đơn giản.

Hỏi: Từ những khó khăn trên, người viết đề xuất gì?

Hỏi: Đoạn cuối người viết sử dụng từ nào lặp đi lặp lại nhiều lần?

- "Hãy" lặp lại → biểu thị yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc khích lệ động viên ⇒ Có tác dụng nhấn mạnh lời kêu gọi, sự cần thiết mà mọi người cần làm ngay.

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về những kiến nghị của tác giả?

c. Những kiến nghị của người viết:

- Thay đổi thói quen sử dụng bao nilon, giảm thiểu sử dụng bao nilon.

- Không sử dụng khi không thật sự cần thiết.

- Nên tạo thói quen sử dụng giấy, lá gói bọc thực phẩm.

- Tuyên truyền để mọi người hiểu và cùng thực hiện.

⇒ Các giải pháp mà văn bản đề xuất rất hợp tình hợp lí và có tính khả thi.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nội dung văn bản đề cập tới vấn đề gì và nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?.

Tổng kết rút ra ghi nhớ.

- Đọc ghi nhớ (Sách giáo khoa - trang 107).

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Văn bản có bố cục chặt chẽ, thuyết minh bằng dẫn chứng trung thực lí lẽ hùng hồn sắc bén, thuyết phục người đọc người nghe.

2. Nội dung:

- Lời kêu gọi bình thường: " Một ngày không sử dụng bao bì ni lông "được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng: Thông tin về ngày trái đất năm 2000. Văn bản đã giải thích đơn giản mà sáng tỏ về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt bao bì ni lông, đồng thời gợi cho chúng ta những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta.

* Ghi nhớ (Sách giáo khoa - trang 107).

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Văn bản nêu những tác hại của việc sử dụng bao bì no lon? Nguyên nhân?

Văn bản giúp em điều gì trong việc sử dụng bao nilon?

Nêu các giải pháp về vấn đề sử dụng bao bì ni lon?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài, ghi nhớ, làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài:

“Nói giảm, nói tránh”.