Đi bộ ngao du - Giáo án Ngữ Văn lớp 9
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được mục đích ý nghĩa của việc đi bộ theo quan điểm của tác giả.
- Cách lập luận chặt chẽ sinh động của nhà văn.
- Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ ngao du.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu một văn bản nghị luận nước ngoài.
- Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận cụ thể.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý thức rèn luyện sức khoẻ, trí tuệ, hướng tới tư tưởng tiến bộ.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn tri thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Bản chất thực của chế độ lính tình nguyện là gì? Phân tích kết quả của sự hy sinh đối với những người lính thuộc địa khi tham gia chiến tranh trở về?
- Chúng trơ trẽn rêu rao rằng họ tự nguyện đầu quân.
- Thực tế chẳng hề có sự tình nguyện dâng hiến xương máu nào cả. (họ lẩn trốn, xì tiền ra, thậm trí còn tự làm cho mình bị nhiễm những bệnh nặng nhất để khỏi phải đi lính; cảnh bị cưỡng ép xích tay, nhốt.. ; những vụ bạo động.. những cuộc biểu tình…)
- Kết quả của sự hy sinh: Người dân thuộc địa trở lại là “ giống người bẩn thỉu”
- Họ không hề biết đến chính nghĩa hay công lí sau khi bị bóc lột hết “ thuế máu” (sự hi sinh không đem lại ích lợi gì cho họ)
( Lột hết tất cả của cải mà họ tự mua.. xuống tàu về nước, họ bị đánh đập vô cơ, bị đối sử như xúc vật; Cho ăn như lợn…tàu ẩm?
" Các anh đã bảo vệ Tổ Quốc thế là tốt..... cút đi! "?
- Chúng đầu độc người dân thuộc địa làm cho ngu đần, hèn yếu cả một dân tộc để vơ vét của cải tài nguyên đầy túi.
3. Bài mới
- Việc đi bộ cũng mang lại những giá trị lợi ích nhất định đối với sức khoẻ và tinh thần con người, Bàn về việc đi bộ nhà văn Ru- xô đã chứng minh lợi ích của việc đi bộ thật cụ thể sinh động, để hiểu được giá trị của văn bản chúng ta cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu chú thích: - Giáo viên đọc mẫu- hướng dẫn học sinh đọc to, giọng đọc dứt khoát, tình cảm thân mật, chú ý các từ tôi ta, dùng xen kẽ câu kể, câu cảm. → Hỏi: Qua phần chú thích hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? → Hỏi: Tác phẩm được trích ra trong văn bản nào, sáng tác vào năm nào? - Văn bản này do tác giả sách giáo khoa dịch và đặt tựa đề. → Hỏi: Theo em cách đặt tên "Đi bộ ngao du"đã sát với nôi dung văn bản hay chưa? sát với nội dung? - Giáo viên hướng dẫn học sinh lưu ý các chú thích: 1,4,5,7,9,14,15,17 | I. Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc văn bản: 2. Chú thích: a. Tác giả: Ru xô 1792- 1778 là một nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội có tư tưởng tiến bộ ở nước Pháp thế kỉ XVIII. b. Tác phẩm: Trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê min hay Về giáo dục (năm 1972). Nhà văn bàn về truyện giáo dục một em bé từ lúc sơ sinh cho đến tuổi trưởng thành. → Nêu lên một quan điểm muốn ngao du học hỏi, cần phải đi bộ. c. Từ khó: |
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản: → Hỏi: Văn bản này thuộc thể loại nào? → Hỏi: Văn bản này bao gồm mấy đoạn? nội dung chính của mỗi đoạn? - Văn bản chia làm ba đoạn: - Đoạn 1: từ đầu→ nghỉ ngơi: Đi bộ tự do không bị lệ thuộc - Đoạn 2 tiếp → tốt hơn: đi bộ có dịp trao đổi vốn kiến thức - Đoạn 3 còn lại: đi bộ có tác dụng tốt cho sức khoẻ - Yêu cầu học sinh tóm tắt 3 luận điểm trên thành 3 đoạn văn. ( Học sinh tóm tắt – Giáo viên nhận xét chỉnh sửa) | II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Thể loại: Nghị luận. 2. Bố cục văn bản: - Chia làm ba đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm chính: +) Luận điểm 1: Đi bộ ngao du để có tự do. (Từ đầu→ nghỉ ngơi). +) Luận điểm 2: Đi bộ ngao du để trau dồi tri thức. (Tiếp theo→ không thể làm tốt hơn) +) Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt cho sức khoẻ. (phần còn lại) |
- Gọi học sinh đọc đoạn 1 Hỏi: Tìm những luận cứ chứng minh cho luận điểm đi bộ ngao du khiến con người tự do của Ru- xô? Hỏi: Em hiểu tham quan, khoảng sản là gì? Hỏi: Em có nhận xét gì về câu văn và biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng? Hỏi: Cách sử dụng đại từ từ “tôi” hay “ta” trong khi kể có ý nghĩa gì? Hỏi: Vì sao tác giả khi thì sử dụng từ tôi khi thì ta nhằm mục đích gì? - Tôi là nói về kinh nghiệm riêng cá nhân - Ta là khi lí luận chung Hỏi: Ngoài ra đi bộ ngao du còn được tự do thưởng ngoạn gì nữa? Hỏi: Em hiểu ngã phu trạm nghĩa là gì? - Các cụm từ ta ưa, ta thích dừng, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích.. xuất hiện liên tiếp có ý nghĩa gì? - Sự thỏa mãn các cảm giác tự do của đi bộ | 3. Phân tích: a. Ba luận điểm chính: * Đi bộ ngao du được tự do: - Ta thích đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng, bất cứ nơi nào ta thích ta lui lại đấy... Ta không bị lệ thuộc vào phương tiện đi lại hay bất cứ điều gì. ( quan sát khắp nơi.. xem tất cả.. dòng sông.. khu rừng.. hang động.. mỏ đá.. khoáng sản) - Sử dụng câu trần thuật, đại từ nhân xưng nói lên kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du. - Sử dụng đại từ tác động vào lòng tin người đọc → tác giả trực tiếp trải qua. - Xem tất cả.. chẳng phụ thuộc.. gã phu trạm.. hưởng thụ tất cả tự do.. con người có thể hưởng thụ |
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả theo trình tự nào? Hỏi: Từ đó tác giả muốn thuyết phục độc giả tin vào những lợi ích nào của việc đi bộ? | - Luận cứ phong phú, lí lẽ trình bày xen kẽ với dẫn chứng một cách tự nhiên. Xen kẽ giữa lí luận trừu tượng và trải nghiệm cá nhân. => Đi bộ làm thỏa mãn nhu cầu tự do đem lại cảm giác thoải mái. |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Bài viết bao gồm những luận điểm nào? Luận điểm một chứng minh lợi ích nào của việc đi bộ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài cũ: thuộc ghi nhớ, làm bài tập. Chuẩn bị bài:
“ Đi bộ ngao du” (tiết 2) - đọc văn bản, trả lời các câu hỏi đọc - hiểu văn bản.
Bài trước: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Đi bộ ngao du (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8