Câu nghi vấn - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng nhận biết và hiểu tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
- Phân biệt giữa câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ nhầm lẫn.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý thức sử dụng câu nghi vấn phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chứcSĩ số:
2. Kiểm tra
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới
- Giáo viên đặt câu hỏi: Bạn làm gì vậy?
Hỏi: Câu trên dùng để làm gì?
- Câu có mục đích dùng để hỏi
- Câu có mục đích để hỏi như vậy người ta gọi đó là câu nghi vấn. Vậy câu nghi vấn có chức năng gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1 - Sách giáo khoa –Trang 11 Hỏi: Trong đoạn trích trên câu nào là câu nghi vấn? | I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn: 1. Bài tập: - Sáng nay người ta đấm u có đau nắm không? - Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? - Hay là u thương chúng con đói quá? ⇒ Câu nghi vấn. |
Hỏi: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Ví dụ: Người đâu gặp gỡ làm chi Trăm năm biết có duyên gì hay không? Ví dụ: Bạn ăn cơm chưa? Hỏi: Qua ví dụ trên em rút ra nhận xét gì về câu nghi vấn? - Gọi 1-2 học sinh đọc ghi nhớ - Yêu cầu học sinh nắm được đặc điểm & chức năng của câu nghi vấn | * Nhận xét: - Câu nghi vấn: Được kết thúc bằng dấu chấm hỏi; có chứa những từ ngữ nghi vấn như: có …không …sao …hay (là),ai, gì, nào, vì sao, bao giờ … - Chức năng chính: dùng để hỏi |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: - Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là một câu nghi vấn? - Đọc và xác định yêu cầu bài tập. | II. Tập luyện: Bài tập 1/ trang 11 Bài 1: Xác định câu nghi vấn a…. phải không? b. Vì sao... c. Văn là gì? chương là gì? d. Chú mình muốn tớ đùa vui không? -... cái gì thế? - Chị Cốc... ấy hả? - Các câu có chứa các từ nghi vấn như: Không, sao, gì, phải không, hả... |
Hỏi: Căn cứ vào đâu để xác định các câu trên là câu nghi vấn? Hỏi: Có thể thay từ hay bằng từ hoặc được không? tại sao? | Bài tập 2: Xét các câu sau: - Căn cứ để xác định câu nghi vấn; Có từ hay, hay là. - Không thể thay từ (hay) bằng từ (hoặc) được. Vì nếu thay từ hay bằng từ hoặc thì câu sẽ trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành kiểu câu khác là câu trần thuật & mang ý nghĩa khác |
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Có thể đặt dấu chấm hỏi ở những câu sau được không? tại sao? - Không thể đặt dấu chấm hỏi vì đó không phải là những câu nghi vấn | Bài tập 3: Có thể đặt dấu chấm hỏi ở những câu sau được không? vì sao? - Không vì đó không phải là những câu nghi vấn - Câu a, b có từ nghi vấn: không, vì sao, nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong câu. - Câu c, d thì nào (cũng) ai (cũng) là những từ phiếm định, chứ không phải là từ nghi vấn. |
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Phân biệt hình thức và ý nghĩa của 2 câu sau + Khác nhau về hình thức: Có – không Đã chưa + Khác ý nghĩa: Câu 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe - Câu 1 không có giả định Ví dụ: Cái áo này đã cũ chưa? | Bài tập 4: Phân biệt hình thức & ý nghĩa của 2 câu sau: + Khác về hình thức: Có - không Đã- chưa + Khác ý nghĩa: Câu 2 có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe - Câu 1 không có giả định Ví dụ: Cái áo này đã cũ chưa? |
- Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: Phân tích sự khác nhau về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau? | Bài tập 5: * Hình thức: a. Bao giờ anh đi Hà Nội ⇒ từ để hỏi đứng ở đầu câu. b. Anh đi Hà Nội bao giờ? ⇒ Từ để hỏi đứng cuối câu. * ý nghĩa: a. Câu a: hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai. b. Hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ. |
Hỏi: Cho biết hai câu nghi vấn sau đây là đúng hay sai và vì sao? | Bài tập 6: + Câu a đúng. + Câu b sai (Không biết giá thì không thể nói là đắt rẻ) |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
Bài trước: Nhớ rừng (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ Văn lớp 8