Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh củng cố kiến thức tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ.

2. Kĩ năng

- Rèn kỹ năng phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản.

- Chọn lựa trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức lựa chọn trật tự từ trong giao tiếp và trong viết văn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu các tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu.

3. Bài mới

Tiết trước các em đã được tìm hiểu về trật từ từ trong câu. Để hiểu rõ hơn hôm nay các em sẽ luyện tập.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP Lí THUYẾT:

Hỏi: Thế nào là sắp xếp trật tự từ trong câu? Nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ?

I. Lý thuyết:

- Có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ trong một câu.

- Cần phải biết chọn lựa trật tự từ sao cho phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

- Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ:

+) Thể hiện thứ tự của sự vật hiện tượng, hoạt động.

+) Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm của sự vật hiện tượng.

+) liên kết câu với những câu khác trong đoạn văn.

+) Bảo đảm sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP:

Bài 1: Trật tự các từ và cụm từ thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt đông và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?

Hỏi: Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở ví dụ b.

II. Luyện tập:

1. Bài 1 (Trang 122)

a)..... Giải thích, tổ chức, tuyên truyền lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước, của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến...

- Trật tự từ thể hiện thứ tự của công việc cần phải làm để cổ vũ động viên và phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân. Mỗi việc là một khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên là phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi tổ chức cho quần chúng làm và lãnh đạo để làm cho đúng.

b) Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.

→ Các hoạt động xếp theo thứ bậc: công việc chính bán bóng đèn, bán vàng hương chỉ là việc việc phụ làm thêm trong những phiên chợ chính.

- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

Hỏi: Chỉ ra tác dụng của cụm từ in đậm được đặt ở đầu câu.

2. Bài 2 (Trang 122)

- Các cụm từ in đậm được lặp lại có tác dụng liên kết câu trước với câu sau cho chặt chẽ hơn.

- Yêu cầu học sinh chỉ ra tác dụng của trật tự từ trong bài tập 3 và phân tích?

- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

Hỏi: Em chọn ý nào cho phù hợp với nội dung của đoạn văn?

3. Bài 3 (Trang 123)

- Đảo trật tự từ nhằm mục đích nhấn mạnh hình ảnh, tâm trạng nêu ở các từ đứng ở đầu câu.

- Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập.

Hỏi: Vì sao tác giả lại lựa chọn cách sắp xếp trật từ từ như vậy?

- Giáo viene hướng dẫn học sinh viết đoạn văn

4. Bài 4 (Trang 123)

- Chọn ý b để tạo sự liên kết mạch lạc hơn cho nội dung đoạn văn. ...

- Đảo trật tự cụm từ c-v làm bổ ngữ nhằm nhấn mạnh sự ngạo nghễ vô lối của nhân vật bọ ngựa.

5. Bài 5 (Trang 124)

- Nhà văn đúc kết phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự miêu tả của bài văn.

6. Bài 6 (Trang 124)

Đoạn văn: Khoa học kĩ thuật ngày một phát triển, con người ngày càng ít phải làm những công việc lao động chân tay. Bởi thế đi bộ trở thành biện pháp hưu hiệu giúp con người vận động, tăng cường sức khoẻ. Khi ta đi bộ, mọi bộ phận của cơ thể đều được huy động, đồng bộ, nhịp nhàng: các cơ quan được vận động, phổi nở nang, máu huyết lưu thông... Đi bộ là phương pháp tập thể dục rẻ tiền, đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi, tốt cho sức khoẻ. Hãy đi bộ vì sức khoẻ của chính bạn.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nhắc lại công dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ, chuẩn bị bài: Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. ( Làm các bài tập sách giáo khoa - trả lời câu hỏi)