Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Đập đá ở Côn Lôn - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Đập đá ở Côn Lôn - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Chí khí lẫm liệt, phong thái đường hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.

- Cảm hứng lãng mạn, hào hùng được thể hiện trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Phân tích được vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, trân trọng cảm phục phong thái hiên ngang, quật cường của nhiều chí sỹ yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Có ý thức thái độ đúng đắn trong học tập.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu cảm nhận của em về bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”?

3. Bài mới

- Bên cạnh chí sỹ Cách Mạng Phan Bội Châu còn có Phan Châu Trinh, ông vốn xuất thân là một nhà nho, nhưng lại là con người có tư tưởng tiến bộ của thời đại mới. Phan Châu Trinh từng bị kẻ thù bắt, cầm tù nhiều năm, Người chí sỹ Cách Mạng ấy thường hay làm thơ để bộc lộ chí khí của mình.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích:

- Hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm bài thơ, lưu ý diễn tả khấu khí ngang tàn và giọng điệu hào hùng của tác giả, giọng phấn chấn, tự tin, nhịp thơ 4/3.

Câu 1,2,3,4 nhịp 2/2/3.

Giáo viên đọc mẫu → học sinh đọc, nhận xét sửa.

Hỏi: Nêu đôi nét về tác giả?

I. Đọc và thảo luận chú thích:

1. Đọc:

2. Chú thích:

a. Tác giả Phan Châu Trinh (1872 -1926)

- Quê quán: Quảng Nam

- Là một người giỏi biện luận và có tài làm thơ

Hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

- Học sinh thảo luận các chú thích 1,3,4 sách giáo khoa.

b. Tác phẩm:

- Bài thơ được sáng tác khi ông cùng các tử tù khác bị bắt lao động khổ sai ở nhà giam Côn Đảo.

c. Từ khó: Sách giáo khoa

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản:

Hỏi: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Hỏi: Em hãy nêu ngắn gọn về đặc điểm của thể thơ này?

- Bố cục gồm: Đề, thực, luận, kết.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Thể thơ: Thơ thất ngôn bát cú đường luật.

2. Bố cục:

Hai câu: đề, thực, luận, kết.

- Yêu cầu học sinh đọc hai câu đề.

Hỏi: Câu thơ đầu miêu tả hình ảnh gì? Tư thế của con người hiện lên như thế nào qua ý thơ?

3. Phân tích:

a. Bốn câu thơ đầu- Công việc đập đá:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

Lừng lẫy làm cho lở núi non

Xách búa đánh tan năm bẩy đống

Ra tay đập bể mấy trăm hòn”

- Câu thơ miêu tả bối cảnh không gian, tạo dựng tư thế hiên ngang, sừng sững của con người giữa đất trời Côn Đảo.

Hỏi: Ba câu thơ sau miêu tả về hoạt động gì? Công việc ấy được con người làm như thế nào?

- Ba câu thơ sau miêu tả chân thực công việc lao động khổ sai nặng nhọc của người tù cách mệnh, phải dùng tay cầm búa để thác đá ở những ngọn núi ngoài Côn Đảo.

- Người cách mệnh làm công việc ấy quả quyết mạnh mẽ, phi thường. “ lừng lẫy”, “đánh tan năm bẩy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”, “làm cho lở núi non”

Hỏi: Tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong các câu thơ trên? Có tác dụng gì? Em nhận thấy giọng điệu của lời thơ như thế nào?Nghệ thuật: Nói quá nhằm làm nổi bật sức mạnh của con người thật lớn lao, phi thường.

Hỏi: “Lừng lẫy” có nghĩa là gì? Tác sử dụng từ này nhằm nêu bật ý gì?

- Người tù đập đá trong tư thế vung búa phá núi một cách dứt thoát, khí thế ngang lừng lẫy như bước vào 1 cuộc chiến đấu mãnh liệt.

Hỏi: Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa vậy lớp nghĩa thứ hai là gì?

Hỏi: Em có nhận xét gì về khẩu khí của nhà thơ?

⇒ Bốn câu thơ vừa tả thực cộng việc lao động khổ sai của người tù cách mạng vừa xây dựng được một tượng đài uy nghi về người anh hùng khí phách ngang tàng, lẫm liệt giữa đất trời. Khẩu khí: ngang tàng ngạo nghễ coi thường gian truân.

- Gọi hóc sinh đọc bốn câu thơ cuối.

- Giáo viên: Việc lao động khổ sai ở Côn Lôn đã gợi lên ở nhà thơ những suy nghĩ sâu sắc.

Hỏi: Công việc lao động khổ sai Khiến người tù yêu nước nhận thấy điều gì?

Hỏi: Ở hai câu luận tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

b. Bốn câu thơ cuối: (những nghĩ suy từ việc đập đá).

“ Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể chuyện con con”

- Người tù yêu nước nhận ra mình có thể dạn dày với thử thách, tự thấy bản thân cứng cỏi và kiên trung hơn.

- Sự đối lập giữa thử thách gian truân và sức chịu đựng bền bỉ, ý chí sắt son của người cách mạng.

Hỏi: Phép đối được sử dụng như thế nào trong 2 câu thơ 5,6?

Hỏi: Tác dụng của phép đối được trong hai câu luận?

Tháng ngày, mưa nắng/ Thân sành sỏi. dạ sắt son.

- Thi sĩ muốn nói tới cái chí lớn, lòng quyết tâm của người tù yêu nước, không có khó khăn nào, gian khổ nào có thể ngăn chặn.

Giáo viên đọc 2 câu kết:

Hỏi: Tự thấy mình là kẻ "vá trời lỡ bước" điều đó cho thấy con người ở đây suy nghĩ gì về bản thân mình?

- Người cách mệnh tin vào việc mình đang làm- một công việc mà không phải ai cũng tin sức người có thể làm được

(việc cứu nước được so sánh với việc Nữ Oa đội đá vá trời)

Hỏi: Lời thơ có cấu trúc đối lập, theo em đó là sự đối lập như thế nào?- Đối lập giữa chí lớn của những người giám mưu đồ sự nghiệp lớn với thử thách họ phải gánh chịu trên bước đường đấu tranh được xem như "việc con con"

Hỏi: ý nghĩa của 4 câu thơ cuối bài là gì?

- Giáo viên: Cách kết thúc bài thơ này có gần gũi với bài "Vào nhà.... cảm tác"

- Gần gũi đều sử dụng dấu cảm thán.

- Thái độ thách thức, ngạo nghễ.

⇒ Đó là khẩu khí ngang tàng của người tù cách mệnh, không chịu khuất phục cảnh ngộ, luôn giữ vững niềm tin và ý chí đấu tranh son sắt, coi thường gian truân thử thách.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật sau khi học bài thơ?

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ

Hỏi: Qua 2 bài thơ vừa học em hãy trình bày cảm nhận của bản thân về vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mệnh đầu thế kỉ XX

III. Tổng kết:

* Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 150

- Khí phách ngang tàng lẫm liệt, coi việc ở tù như là khi mỏi chân tạm nghỉ, coi lao động khổ sai chỉ là việc con con. Họ còn đẹp ở ý chí chiễn đấu và niềm tin son sắt vào sự nghiệp cứu nước của mình.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu bố cục của bài thơ? Nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Hướng dẫn học sinh “Ôn luyện về dấu câu”.