Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Câu ghép (tiếp theo) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Câu ghép (tiếp theo) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép. Cách diễn đạt quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép.

2. Kĩ năng

- Học sinh có kĩ năng xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

- Tạo lập tương đối thành thục câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp.

3. Thái độ

- Có ý thức đặt và sử dụng câu ghép phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Có thái độ yêu thích môn học, nghiêm túc học tập.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Thế nào là câu ghép? Nêu cách nối các vế trong câu ghép? Cho ví dụ?

- Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Có hai cách nối các vế của câu ghép: Dùng từ nối và không dùng từ nối.

- Ví dụ: Anh đi còn chị ở lại.

Trời mưa to, đường lầy lội.

3. Bài mới

Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm câu ghép, cách nối các vế trong câu ghép. Giờ này chúng ta tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép.

Hoạt động của Giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép:

- Đọc bài tập sách giáo khoa/ Trang 123.

- Giáo viên bổ sung một số ví dụ khác.

Hỏi: Phân tích cấu tạo của các câu sau:

a, Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

b. Nếu cá/ ngon, chị/ mua cho em một con nhé.

c. Tôi/ đi hay anh/ đi.

d. Hoa/ càng hát, giọng/ càng thanh.

e. không những Ngọc/ học giỏi (mà) Ngọc/ còn chăm ngoan.

g. Em/ nấu cơm rồi em/ học bài.

h. Tôi/ vừa xuôi (thì) anh ấy/ lại ngược.

(Hay) mặc dù... nhưng.... q hệ đối lập.

Hỏi: Các câu trên là câu gì?

- Câu ghép.

Hỏi: Chỉ ra mối quan hệ giữa các vế câu?

Hỏi: Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các vế của câu ghép? Có những mối quan hệ nào?

Hỏi: Đặt mỗi loại quan hệ một câu?

- Giáo viên mỗi vế của câu thường được đánh dấu bằng các quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng nhất định. Tuy vậy để nhận biết chuẩn xác ta cần dựa vào văn cảnh.

Hỏi: Quan hệ giữa các vế câu ghép như thế nào? giữa các vế thường có dấu hiệu nhận biết gì?

- Học sinh đọc ghi nhớ.

I. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

1. Bài tập/Trang 123

* Nhận xét

a) Quan hệ nguyên nhân.

b) Quan hệ điều kiện - giả thiết.

c) Quan hệ lựa chọn.

d) Quan hệ tăng tiến.

e) Quan hệ bổ sung.

g) Quan hệ nối tiếp.

h) Quan hệ đối lập tương phản.

2. Ghi nhớ (Sách giáo khoa / Trang 123)

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Đọc bài 1 (Trang 123), nêu yêu cầu.

- Học sinh làm bài ⇒ báo cáo kết quả.

- Gọi 1 vài em lên bảng nêu kết quả.

Học sinh nhận xét, giáo viên sửa chữa, bổ sung.

II. Luyện tập:

1. Bài tập1: Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

a, Quan hệ nguyên nhân; vế 1 và 2; vế 2,3: quan hệ giải thích.

b, Quan hệ điều kiện giả thiết - kết quả.

c, Quan hệ tăng tiến.

d, Các vế câu có quan hệ tương phản.

e, Đoạn này có hai câu ghép.

- Câu đầu dùng quan hệ từ “rồi → thời gian nối tiếp; câu sau không có qht nhưng ngầm hiểu vì yếu nên bị lẳng ra thềm (ng nhân- kết quả. )

- Đọc bài 2, xác định yêu cầu, làm bài theo nhóm, (t) 6 phút.

Nhóm 1,2,: làm ý a.

Nhóm 3,4,làm ý b.

Nhóm5,6: làm ý c.

- Báo cáo.

Nhận xét.

Giáo viên kết luận.

2. Bài tập 2/ Trang124:

a) Đoạn 1 có 4 câu ghép:

- Trời xanh thăm thẳm, biển cũng xanh thăm thẳm...

- Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng...

- Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề.

- Trời ầm âm giông gió, biển đục ngầu giận dữ.

Đoạn 2: có hai câu:

- Buổi sớm, mặt trời/... cột buồm, sương/ tan, trời/ mới quang.

- Buổi chiều, nắng/ vừa nhạt... sương/.. xuống mặt biển.

b) Đoạn 1: Các vế ở cả 4 câu đều có quan hệ điều kiện - kết quả.

Đoạn 2: các vế của cả hai câu đều có quan hệ nguyên nhân- kết quả.

c) Không nên tách riêng thành các câu đơn vì ý nghĩa của chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Đọc bài 3, nêu yêu cầu, làm bài.

Gọi 2 em lên bảng giải.

Học sinh nhận xét.

Giáo viên bổ sung.

3. Bài tập 3/ trang125: Xét về mặt lập luận: mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão hạc nhờ ông giáo. Nếu tách mỗi vế trong câu ghép thành từng câu đơn thì sẽ không bảo đảm được tính mạch lạc của lập luận. Xét về giá trị biểu cảm: tác giả cố tình viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của lão Hạc.

- Yêu cầu học sinh đọc xác định yêu cầu bài 4.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích.

- Giáo viên nhận xét.

4. Bài tập 4/ Trang 125:

a. Quan hệ giữa các vế của câu ghép là quan hệ: điều kiện → không nên tách mỗi vế thành một câu đơn.

b. Trong các câu còn lại nếu tách mỗi vế thành một câu đơn thì sẽ có hàng loạt câu ngắn đặt cạnh nhau như vậy có thể giúp ta hình dung là nhân vật nói nhát gừng hoặc nghẹn ngào. Nhưng cách viết của Ngô Tất Tố lại gợi ra cách nói kể lể, van nài tha thiết của chị Dậu, cho nên tách thành câu đơn sẽ không phù hợp với dụng ý của tác giả.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu các kiểu quan hệ giữa các vế của một câu ghép? Chỉ ra các cách nhận biết mối quan hệ giữa các vế câu? Lấy ví dụ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học và làm bài tập, chuẩn bị bài “Phương pháp thuyết minh”.