Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Trong lòng mẹ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Trong lòng mẹ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được nỗi đau và tình cảnh đáng thương của chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng dành cho mẹ.

- Thấy được đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút của tác giả Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

2. Kĩ năng

- Học sinh có kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ tác phẩm hồi kí.

- Áp dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

3. Thái độ

- Học sinh có tình cảm gia đình, lòng yêu thương thông cảm, kính trọng cha mẹ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng, ca dao, tục ngữ nói về trẻ em mồ côi.

2. Học sinh

Soạn bài, đọc văn bản, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

3. Bài mới

Giáo viên: Giới thiệu bài mới:

- Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu và thấy đựơc bộ mặt tàn nhẫn của bà cô cùng nỗi đau vô cùng lớn của bé Hồng. Còn tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp trong bài hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt được

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh phân tích (tiếp):

- Gọi học sinh đọc phần đầu.

Hỏi: Khi nghe những lời dối trá, nham hiểm của bà cô đối với mẹ, bé Hồng có phản ứng như thế nào? Tại sao?

3. Phân tích:

a. Nhân vật bà cô:

b. Tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.

* Những ý nghĩ, cảm xúc của bé Hồng khi trả lời bà cô:

- Phản ứng: cúi đầu không đáp → Hồng nhận ra ý nghĩa cay độc trong lời nói, giọng điệu và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô, sau đó trả lời:

“ không cháu k muốn vào cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về”

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về phản ứng thứ 2 của chú bé Hồng?→ Phản ứng nhanh, thông minh đầy tự tin.

Hỏi: Qua phản ứng đó em biết gì về tình cảm của bé Hồng đối với mẹ của mình?

- (Khi nghe cô hỏi, ngay tức khắc trong kí ức của Hồng hiện lên hình ảnh mẹ vẻ mặt rầu rầu và hiền hậu, phản ứng thông minh - ớc mắt rong ròng rớt hai bên má... cười dài trong tiếng khóc..

- Cô chưa nói hết câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ)

- Đầy lòng yêu thương và kính mến đối với mẹ của mình.

Hỏi: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn này?

( Lúc đầu cười → thể hiện thái độ chống đối trước sự mỉa mai của bà cô, nhưng sau đó tâm hồn non nớt của em không chịu được sự tấn công của bà cô → bật khóc nức nở. tình cảm bị dồn nén bật ra thành tiếng khóc diễn tả tình cảm lên đến đỉnh điểm, phù hợp với tâm lí trẻ em).

- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên và vô cùng chân thực.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cảnh trò truyện giữa hai cô cháu?- Màn hội thoại đầy kịch tính, thúc đẩy tâm trạng của bé Hồng đến những diễn biến căng thẳng, làm rõ bộ mặt thâm độc, tàn nhẫn của bà cô.
Hỏi: Từ đó Hồng thể hiện tâm trạng, thái độ như thế nào trước những lời châm chọc của bà cô?⇒ Hồng đau đớn, tủi nhục xen lẫn căm giận trước những lời lẽ xúc phạm cay độc của bà cô đối với mẹ, căm tức những cổ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ mình.
Hỏi: Em có nhận xét gì về tình cảm của bé Hồng đối với mẹ?⇒ Hồng vô cùng yêu thương, kính trọng, tin tưởng mẹ bằng tình cảm tha thiết mãnh liệt.

- Giáo viên chuyển ý:

- Học sinh đọc ”Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi” trang 17.

*Cảm xúc của bé Hồng khi được gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ:

Hỏi: Miêu tả hành động, tâm trạng của bé Hồng khi nhìn thấy mẹ?

- Đuổi theo xe, gọi rối rít, bối rối, lo sợ nhầm lẫn: nếu người... sa mạc.

- Hành động: đuổi theo xe díu cả chân lại, gọi bối rối" Mợ ơi... "

- Tâm trạng: lo sợ nỗi tuyệt vọng " Nếu... sa mạc"

Hỏi: Hành động và tâm trạng ấy thể hiện điều gì trong lòng bé Hồng lâu nay?

Hỏi: Em có nhận xét gì về sự nức nở của bé Hồng khi được mẹ ôm vào lòng?

→ Nỗi chờ mong khắc khoải, niềm khát khao cháy bỏng, mãnh liệt được gặp mẹ trong lòng đứa con xa mẹ lâu ngày.

- "Oà khóc, nức nở" → đó là sự dỗi hờn mà niềm hạnh phúc; tức tưởi mà thoả mãn.

Hỏi: Khi nằm trong lòng mẹ, bé Hồng có cảm nhận như thế nào?

+ Khi trong lòng mẹ:

- Sung sướng lên đến đỉnh điểm khi nằm trong lòng mẹ, tận hưởng sự êm dịu của tình mẫu tử ngot ngào, thiêng liêng. Niềm vui sướng rạo rực làm em quên đi tất cả những đắng cay, tủi cực.

⇒ Bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng rạo rực. Những lời lẽ cay độc của bà cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng xúc cảm miên man ấy.

Hỏi: Tận hưởng niềm hạnh phúc được nằm trong lòng mẹ Hồng quan sát và nhận xét như thế nào về mẹ?

( Mẹ không còm cõi, xơ xác mà gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong, làn da mịn, má hồng)

(Thấy ấm áp, mơn man khắp da thịt, hơi thở thơm tho, khuôn miệng xinh xắn. )

Hỏi: Em nhận có xét gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả của tác giả trong đoạn văn này?

- Cảm xúc của bé Hồng được tác giả diễn tả bằng nguồn cảm hứng mê say cùng với những rung động vô cùng tinh tế. Nó tạo nên một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơm vừa lạ thường vừa gần gũi. Đó là hình ảnh một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng và chứa chan tình mẫu tử.

Hỏi: Em nhận xét gì về tình cảm của bé Hồng đối với mẹ?

+Học sinh quan sát tranh (Sách giáo khoa) → Miêu tả

Hỏi: Bức tranh diễn tả chi tiết nào trong tác phẩm? Thuật lại chi tiết đó?

- Bức tranh diễn tả chi tiết bé Hồng găp mẹ, được ngồi trong lòng mẹ cảm nhận niềm hạnh phúc vô bờ đang trào dâng khi được gặp mẹ.

- Giáo viên chuyển ý:

Hỏi: Em có suy nghĩ gì về tên chương: "Trong lòng mẹ”? Nếu đổi thành tên khác có hợp lý không?

Thảo luận nhóm 4, thời gian 4 phút.

→ Báo cáo. Giáo viên đưa ra kết luận.

- Tên chương khẳng định sự chân thành, cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử. Nếu đổi tên khác, sẽ không phù hợp với nội dung chương, không thể hiện hết ý nghĩa này.

⇒ Bé Hồng có tình yêu, sự cảm thông và niềm tin sâu sắc đối với người mẹ đầy bất hạnh của mình.

Hỏi: Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, hãy chứng minh rằng văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình?

- Tình huống và nội dung: cảnh ngộ đáng thương của chú bé Hồng, câu chuyện về người mẹ lặng thầm chịu nhiều, cay đắng, khổ đau, nhiều định kiến; lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.

- Mạch xúc cảm phong phú: xót xa, tủi hờn, lòng căm giận sâu sắc, tình yêu thương mãnh liệt.

- Cách diễn đạt: kết hợp giữa kể với bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh diễn tả tâm trạng; hình ảnh so sánh, lời văn say mê,

c. Chất trữ tình được thể hiện trong đoạn trích:

* Tình huống và nội dung truyện:

- Cảnh ngộ đáng thương của bé Hồng; Câu chuyện về người mẹ phải lặng thầm chịu đựng nhiều đắng cay, nhiều định kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin tưởng mà chú bé dành cho người mẹ của mình.

- Dòng cảm xúc phong phú của Hồng:

(xót xa, tủi hờn, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình thương yêu nồng nàn mãnh liệt. )

- Cách diễn đạt của tác giả:

+ Kết hợp giữa kể với bộc bộ cảm xúc, các hình ảnh diễn tả tâm trạng; hình ảnh so sánh gây ấn tượng giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn say mê như được viết trong dòng xúc cảm miên man, dạt dào.

Hỏi: Qua đoạn trích em hiểu thế nào về thể hồi kí?d. Thể hồi kí: là một thể của kí mà trong đó người viết kể lại những câu chuyện, những sự việc mà chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
Hỏi: Qua đoạn trích vừa học em tìm những cơ sở nào chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em?

e. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em:

- Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ và trẻ em (các nhân vật này thường xuất hiện trong tác phẩm của Nguyên Hồng).

- Nhà văn Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và trẻ em tấm lòng tràn đầy tình thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng.

+ Nhà văn thấm thía những nỗi khổ đau và tủi nhục mà phụ nữ và trẻ em phải gánh chịu trong xã hội cũ.

+ Nhà văn thấu hiểu và vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cũng những đức tính cao quý của phụ nữ và nhi đồng.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tổng kết:

Hỏi: Nêu nét những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.

III. Tổng kết:

1. Nội dung: Đoạn trích đã kể lại một cách chân thực và cảm động những đắng cay tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ của mình. Đó là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

2. Nghệ thuật:

+ Kết hợp giữa kể với bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh diễn tả tâm trạng; hình ảnh so sánh gây ấn tượng và giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn mê say như được viết trong dòng xúc cảm miên man, dạt dào.

*Ghi nhớ (Sách giáo khoa) Trang 21.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập.

V. Luyện tập:

Hỏi: Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, hãy chứng minh nhận định đó qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Qua đoạn trích em thấy tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ được thể hiện như thế nào?

5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

Học bài, nắm được nội dung phân tích.

- Làm các bài tập sách giáo khoa và sách bài tập.

- Chuẩn bị: Trường từ vựng. Đọc kĩ bài, trả lời các câu hỏi sách giáo khoa. Xem trước các bài tập.