Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Trả bài tập làm văn số 7 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Trả bài tập làm văn số 7 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được các luận điểm cơ bản cần triển khai trong bài viết cũng như những ưu, khuyết điểm để biết cách khắc phục.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn nghị luận, biết sửa lỗi trong bài văn nghị luận, biết khắc phục lỗi trong các bài viết sau.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức yêu thích môn học, giáo dục ý thức phát huy những ưu điểm hạn chế các khuyết điểm.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nhắc lại vai trò tác dụng của yếu tố tự sự miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự?

3. Bài mới

Ở tiết 124-125, các em đã viết bài tập làm văn số 7, để nhận thấy những ưu và nhược điểm của mình. Chúng ta tìm hiểu trong giờ trả bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài:

- Học sinh nhắc lại đề bài

Hỏi: Đề bài thuộc kiểu bài gì?

Nghị luận xã hội

Đề bài:

Hãy nói “không” với các tệ nạn.

Hỏi: Đề yêu cầu như thế nào?

Hỏi: Em hãy tìm các ý chính cần triển khai trong bài?

+) Yêu cầu:

* Yêu cầu về kĩ năng: Làm bài văn nghị luận trình bày luận điểm rõ ràng.

- Nhận định được được thế nào là tệ nạn xã hội nó bao gồm những gì?

- Trình bày đúng đủ bố cục ba phần của bài văn.

- Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

- Đúng thể loại văn nghi luận (Giải thích- chứng minh, bình luận)

Hỏi: Phần mở bài em sẽ viết gì?

1. Mở bài: ( 1.5 điểm)

- Khái quát về tệ nạn xã hội và nêu các loại tệ nạn điển hình trong xã hội hiện nay và tác hại của nó.

Hỏi: Nêu các luận điểm các em sẽ triển khai trong phần thân bài?

2. Thân bài: (8 điểm)

- Triển khai các ý như sau:

- Tệ nạn xã hội bao gồm cờ bạc, hút chích ma tuý, tiếp xúc với văn hoá phẩm đồi trụy… (1 điểm)

- Thực trạng các tệ nạn trên ở ngoài xã hội hiện nay như thế nào? (1 điểm)

- Tác hại của chúng đối với đời sống con người (Nêu ra tác hại của từng loại tệ nạn) (3 điểm)

+ Với bản thân người mắc tệ nạn xã hội: huỷ hoại tương lai, tiền đồ, sự nghiệp. có khi mất cả mạng sống. ( tiêm chích ma túy là nguyên nhân dẫn con người tới đại dịch AIDS).

+ Đối với gia đình: làm cho kinh tế sa sút, suy sụp, sống trong khổ đau, không còn hạnh phúc.

+ Đối với đất nước: làm mất ổn định trật tự xã hội, trở thành gánh nặng cho đất nước.

- Học sinh cần phải làm gì trước các tệ nạn xã hội? ( tự bảo vệ bản thân tránh xa khỏi các tệ nạn xã hội, tuyên truyền cho gia đình, bạn bè tránh xa tệ nạn xã hội). (1 điểm)

- Giúp đỡ những người mắc tệ nạn xã hội trở về với cuộc sống bình thường. (1 điểm)

Hỏi: Em sẽ trình bày phần kết bài như thế nào?

3. Kết bài (1.5 điểm)

- Khẳng định tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, cần phải kiên quyết phòng tránh và bài trừ.

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét bài viết:

Giáo viên: Dựa vào những nội dung trên em hãy tự đánh giá bài làm của mình xem đã đạt được các yêu cầu như dàn bài chưa?

( học sinh tự đánh giá)

- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.

II. Nhận xét bài viết:

1. Học sinh nhận xét:

2. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:

a. Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của đề bài nghị luận

- Nêu được thực trạng, phân tích nguyên nhân, tác hại của tệ nạn xã hội, từ đó nói không với tệ nạn xã hội.

- Nhiều bài viết mạch lạc, sáng tạo, sử dụng từ ngữ gợi cảm.

b. Nhược điểm:

- Còn nhiều em mắc các lỗi sai chính tả, chưa biết chấm câu, diễn đạt còn lủng củng, câu văn tối nghĩa, chưa biết cách xây dựng đoạn và chuyển đoạn. Dấu câu đặt chưa phù hợp hoặc thiếu dấu câu. Còn chưa biết cách trình bày luận điểm và lập luận

- Có một số bài nội dung giống nhau, (nhìn bài nhau, quay cóp)

- Một số bài viết nội dung còn sơ sài, kiến thức chưa sâu, chưa đủ ý diễn đạt lủng củng.

- Một số học sinh trình bày còn cẩu thả, chữ viết ẩu…

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi diễn đạt của bài viết:

- Giáo viên chọn một số câu, từ chưa hợp lí yêu cầu học sinh sửa.

Hỏi: Câu sau sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng?

(- Học sinh sửa lỗi diễn đạt tại chỗ, nhận xét. )

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.

- Học sinh lên bảng sửa lỗi dùng từ và chính tả, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét sửa chữa.

III. Sửa lỗi diễn đạt:

1. Lỗi dùng từ, đặt câu:

2. Lỗi chính tả:

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc một số bài văn hay của học sinh và đọc một bài văn

- Gọi điểm.

IV. Đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

4. Củng cố, luyện tập

Giáo viên đánh giá tổng quát nội dung bài học ưu điểm và nhược điểm.

5. Hướng dẫn học ở nhà

Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn- chuẩn bị trả lời các câu hỏi bài tập sách giáo khoa/ Trang 130