Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Trả bài tập làm văn số 5 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Trả bài tập làm văn số 5 - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được các kiến thức cơ bản trong bài viết cũng như những ưu, khuyết điểm để khắc phục.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng làm bài văn thuyết minh, biết sửa các lỗi trong bài văn thuyết minh, biết khắc phục lỗi trong bài viết tiếp theo.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh có ý thức thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong học tập, yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, chấm bài chuẩn bị nội dung đánh giá bài làm của học sinh.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, lập dàn bài cho đề bài, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

- Trong các tiết trước chúng ta đã viết bài văn thuyêt minh, để giúp các em nắm được những ưu, khuyết điểm trong bài viết và sửa chữa, chúng ta cùng học tiết trả bài.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài:

Hỏi: Đề bài thuộc kiểu bài gì?

- Đề thuyết minh

Hỏi: Đề yêu cầu như thế nào?

Hỏi: Em hãy tìm các ý chính cần triển khai trong bài?

Đề bài:

Thuyết minh về loài hoa (loài cây mà em yêu thích).

I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài:

1. Yêu cầu:

- Phương thức làm bài: Thuyết minh

- Thuyết minh về loài cây (loài hoa)

- Đối tượng thuyết minh: loài hoa

2. Tìm ý:

- Giới thiệu về loài hoa, nguồn gốc của cây hoa

- Đặc điểm hình dáng của hoa, môi trường sống, sự sinh sản.

- Đặc điểm về nguồn gốc.

- Những lợi ích và tác dụng của cây hoa.

Hỏi: Phần mở bài em sẽ viết gì?

3. Lập dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu về nguồn gốc của hoa.

Hỏi: Thân bài em giới thiệu những gì về cây tre.

b. Thân bài:

- Đặc điểm của hoa.

- Hình dáng của cây hoa, màu sắc.

- Cây sống ở đâu? ưa khí hậu miền nào?

- Được trồng nhiều (hoặc mọc nhiều) ở đâu

- Sinh sản như thế nào? mùa nào ra hoa, đặc điểm của hoa?

- Những lợi ích, tác dụng của hoa (lợi ích về vật chất hoặc tinh thần)

Hỏi: Em sẽ trình bày phần kết bài như thế nào?

c. Kết bài:

- Khẳng định giá trị của loài hoa đó trong cuộc sống.

Họa động 2. Hướng dẫn học sinh nhận xét bài viết:

Giáo viên: Dựa vào những nội dung trên em hãy tự đánh giá bài làm của mình xem đã đạt được các yêu cầu như dàn bài chưa?

( học sinh tự đánh giá)

- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.

II. Nhận xét bài viết:

1. Học sinh nhận xét:

2. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:

a. Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của đề bài thuyết minh.

- Sử dụng các phương pháp thuyết minh.

- Giới thiệu được những kiến thức khách quan, khoa học chính xác về hoa, loài hoa yêu thích.

- Có nhiều bài viết mạch lạc, sáng tạo, sử dụng từ ngữ gợi cảm

b. Nhược điểm:

- Còn nhiều em mắc lỗi sai chính tả, chưa biết chấm câu, diễn đạt lủng củng, câu văn tối nghĩa, chưa biết cách xây dựng đoạn và chuyển đoạn. Dấu câu đặt chưa phù hợp hoặc thiếu dấu câu. Còn sa vào phương thức tự sự khi viết bài…

- Một số bài nội dung giống nhau, (nhìn bài nhau, quay cóp)

- Một số bài viết nội dung còn sơ sài, kiến thức về hoa chưa sâu, chưa đủ những hiểu viết sơ đẳng về loài hoa

- Một số học sinh trình bày cẩu thả, chữ viết ẩu.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi diễn đạt của bài viết:

- Giáo viên chọn một số câu, từ chưa hợp lí yêu cầu học sinh sửa lại.

Hỏi: Câu sau sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng?

- Học sinh sửa lỗi diễn đạt tại chỗ, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.

- Học sinh lên bảng sửa lỗi dùng từ và chính tả, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét sửa chữa.

III. Sửa lỗi diễn đạt:

1. Lỗi dùng từ, đặt câu:

2. Lỗi chính tả:

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc một số bài văn hay của học sinh và đọc một số bài văn mẫu

IV. Đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Giáo viên chú ý những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần tránh.

5. Hướng dẫn học ở nhà

học bài cũ, chuẩn bị bài: "Nước Đại Việt ta"