Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Thuế máu (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Thuế máu (Tiết 1) - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh thấy được bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của những người dân thuộc địa bị chúng bóc lột, dùng làm bia đỡ đạn trong các trận chiến tranh phi nghĩa được phản ánh trong văn bản.

- Nắm được nghệ thuật lập luận và nghệ thuật trào phúng sắc sảo trong văn chính luận của Nguyễn ái Quốc.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu một văn bản chính luận hiện đại, nhận ra và phân tích được nghệ thuật trào phúng sắc bén trong văn bản chính luận.

- Học cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- Giáo dụ cho học sinh tinh thần nhân đạo, ý thức dân tộc, căm ghét chiến tranh phi nghĩa, yêu chuộng hoà bình, độc lập dân tộc. Biết bảo vệ nền hoà bình.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Khái quát nội dung văn bản “ bàn về phép học” bằng một sơ đồ và phân tích sơ đồ đó.

3. Bài mới

Vào những năm 20 của thế kỷ XX là thời kỳ hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước - người chiến sĩ cách mạng kiên cường Nguyễn Ái Quốc. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã sáng tác văn chương như một vũ khí đấu tranh. Văn chính luận chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp thơ văn Hồ Chí Minh, nhằm phanh phui bộ mặt kẻ thù, nói nên nỗi khổ nhục của những người dân bị áp bức, kêu gọi nhân dân thuộc các nước thuộc địa đoàn kết đấu tranh.. . “Thuế máu (Tiết 1)” là một trong những bài văn chính luận như thế. Chúng ta cùng tìm hiểu trong giờ học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.

- Giáo viên hướng dẫn đọc với giọng đọc khi mỉa mai châm biếm, khi đau sót cùng cảnh, khi căm hận, phẫn nộ...

- Giáo viên đọc mẫu - gọi học sinh đọc và nhận xét cách đọc.

Hỏi: Văn bản: “Bản án chế độ thực dân Pháp” được ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925 và ở Việt Nam năm 1946

Hỏi: Em hiểu tình hình thế giới trong khoảng những năm 20 của thế kỷ XX như thế nào?

- Các nước đế quốc bành chướng xâm lược nhiều nơi trên thế giới, vơ vét của cải và nhân lực trắng trợn. Cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địa vô cùng khổ cực, làn sóng cách mạng dâng nên mạnh mẽ. Giáo viên giới thiệu thêm chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa các chú thích 1,2,7,10,16..

I. Đọc và tìm hiểu chú thích:

1. Đọc văn bản:

2. Chú thích:

a. Tác giả: Nguyễn ái Quốc - là một trong những tên gọi khác của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.

b. Tác phẩm:

- Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp. Xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925 và ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm bao gồm 12 chương và phần phụ lục gửi thanh niên Việt Nam.

- “Thuế máu (Tiết 1)” được trích từ chương I của Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm đã tố cáo và kết án chủ nghĩa thực dân Pháp, nói lên hoàn cảnh khốn cùng của người dân thuộc địa, thể hiện ý chí đấu tranh giành độc lập tự do cho các dân tộc bị áp bức của Nguyễn ái Quốc.

c. Từ khó:

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

Hỏi: Văn bản " Thuế máu (Tiết 1)" thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết?

Người viết chủ yếu dùng các lý lẽ dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề “thuế máu” trong chế độ thực dân để thuyết phục người đọc.

Hỏi: Em có nhận xét gì về tên chương, các phần của tác giả?

- Ba chương gắn với ba luận điểm chủ đề thuế máu: Gợi lên số phận thảm thương của dân tộc thuộc địa lòng căm phẫn mỉa mai chế độ thực dân cách đặt tiêu đề các phần để nói về quá trình lừa bịp bóc lột cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị... các phần nối tiếp như thế... thể hiện tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Kiểu văn bản: Nghị luận chính trị- xã hội.

2. Bố cục:

- Ba chương gắn với ba luận điểm chủ đề “Thuế máu (Tiết 1)”: Chiến tranh và người bản xứ; chế độ lính tình nguyện; Kết quả của sự hi sinh. Cách đặt tiêu đề các chương để nói về quá trình lừa bịp bóc lột cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị.

- Gọi học sinh đọc phần (I)

Hỏi: Vì sao cụm từ "Người bản xứ" được đạt trong dấu ngoặc kép?

(Cách TDP gọi tên người dân của nhưng đất nước mất chủ quyền, những nước nô lệ).

Hỏi: Trước chiến tranh dưới con mắt của các quan cai trị người dân các nước thuộc địa được miêu tả như thế nào?

Hỏi: Thái độ đối đãi của bọn cai trị thực dân với họ ra sao?

Hỏi: Thái độ của bọn cai với họ thay đổi như thế nào khi chiến tranh bùng nổ?

Hỏi: Với sự thay đổi thái độ ấy, em có nhận xét gì về thủ đoạn của bọn thực dân?

Giáo viên: Thái độ tráo trở, nghệ thuật tương phản lột trần bản tính bỉ ổi của chính quyền thực dân.

Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về lời lẽ, giọng điệu của tác giả trong đoạn văn?

Hỏi: Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng khi nói về thái độ của bọn thực dân ở hai thời điểm khác nhau?

3. Phân tích:

a. Phần 1. Chiến tranh và người bản xứ:

*Thái độ của các quan cai trị:

+) Trước chiến tranh

- Những người dân thuộc địa chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên “An Nam mít”.

- Bị chúng xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử hành hạ như xúc vật.

+) Khi chiến tranh bùng nổ

- Họ ngay lập tức được tâng bốc, vỗ về, được phong tặng cho những danh hiệu cao quý: biến thành những đứa "con yêu bạn hiền "; “chiến sĩ bảo vệ chân lí và tự do”

- Thủ đoạn: lừa bịp, bỉ ổi, nhằm biến họ thành bia đỡ đạn, vật hi sinh cho mục đích phi nghĩa.

- Giọng văn: Phẫn nộ, châm biếm mỉa mai, trào phúng (cuộc chiến tranh vui tươi)

- Phương pháp: so sánh, tương phản.

Hỏi: Số phậnbi thảm của những người dân thuộc địa được tác giảmiêu tả như thế nào? ……xa lìa vợ con rời bỏ ruộng vườn, phơi thây…chiên trường bỏ xác miền hoang vu

*Số phận những người dân thuộc địa:

+) Ở mặt trận:

- Họ bị đẩy vào lò lửa chiến tranh thảm khốc trên các chiến trường Châu Âu bị mang ra làm bia đỡ đạn, nhiều người không còn cơ hội để trở về. (xa lìa vợ con, rời bỏ ruộng vườn, phơi thây trên các chiến trường, bỏ xác ở những miền hoang vu. Lấy máu tưới những vòng nguyệt quế…lấy xương chạm nên những chiếc gậy... )

Hỏi: Còn những người không ra chiến trận, ở nơi hậu phương họ có số phận như thế nào?

+) Ở hậu phương:

- Làm việc kiệt sức trong xưởng thuốc súng, bị nhiễm khí độc (khạc ra từng miếng phổi)

Hỏi: Từ đó người dân bản xứ đã rơi vào kết cục như thế nào?

.... 8 vạn người dân bản xứ không còn trông thấy quê hương

Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đưa ra các chứng cớ của tác giả?

Hỏi: Từ đó giúp em hiểu gì về số mệnh của người dân bản xứ trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Giáo viên: Bằng giọng điệu chế giễu, trào phúng xót xa tác giả đã phanh phui tội ác của bọn thực dân, kể ra bao nhiêu cái chết thảm thương của người lính thuộc địa trên các chiến trường khốc liệt xa xôi, trong chiến tranh rhế giới thứ nhất.

Hỏi: Quan sát hai bức tranh (trang 87 Sách giáo khoa) nêu nội dung của từng bức tranh và cho biết cảm nhận của em về 2 hai bức tranh đó

- Tranh 1: Người dân thuộc địa (thân hình gầy guộc sơ sác) kéo trên xe tay một tên quan cai trị to sù, nằm chềnh ềnh vừa phì phèo hút thuốc vừa quát tháo đe doạ.

- Tranh 2: Cảnh người dân bị đánh đập hành hạ dã man như súc vật.

- Cảm nhận sự tàn bạo dã man, phi nhân tính của bọn thực dân đối với người dân bản sứ → thái độ căm hờn, phẫn nộ đối với bọn thực dân, xót xa, thương cảm trước số phận của người dân bản sứ.

Hỏi: Nội dung các bức tranh tương ứng với phần nào của văn bản? (Phần đầu)

* Kết cục:

- Tám vạn người dân bản xứ không còn trông thấy quê hương.

- Số liệu, dẫn chứng chuẩn xác, cụ thể giàu sức thuyết phục (con số đáng chú ý về số lượng người bản xứ đã bỏ mạng trên đất Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất).

⇒ Họ bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của những kẻ cầm quyền, đem mạng sống mà đánh đổi lấy những vinh dự hão huyền.

4. Củng cố, luyện tập

- Em có nhận xét về cách đặt tên chương trong văn bản?

- Em có hiểu biết gì về chiến tranh và số phận những người dân các nước thuộc địa được tác giả đề cập trong văn bản “Thuế máu (Tiết 1)”

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài cũ. Chuẩn bị bài: “ Thuế máu (Tiết 2)”