Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong cảnh lao tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú đường luật đầu thế kỉ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ hình ảnh thơ ở các văn bản.
3. Thái độ
- Có tinh thần yêu nước và lòng tự hào về các chí sĩ cách mạng dân tộc.
- Có ý thức thái độ đúng đắn trong học tập.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị giáo án, nghiên cứu bài, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, đọc sách tham khảo...
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, giấy nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Vấn đề mà tác giả đặt ra trong văn bản: “ Bài toán dân số “ là vấn đề gì?
Vấn đề đố được tác giả triển khai như thế nào?
3. Bài mới
- Phan Bội Châu là một nhà chí sĩ cách mạng nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Ông nổi tiếng là một người giỏi biện luận và có tài văn chương. Các tác phẩm của ông bao gồm nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước thương dân thiết tha, khát vọng độc lập tự do và ý chí đấu tranh kiên cường, bền bỉ. Để hiểu sâu hơn về sự nghiệp thơ văn của ông, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên hướng dẫn đọc: đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng, giọng điệu hào hùng, cặp 3-4 chuyển giọng thống thiết. - Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh đọc. - Học sinh và giáo viên sửa chữa, nhận xét. | I. Đọc- tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: |
- Đọc chú thích sách giáo khoa và nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm? | 2. Chú thích: a. Tác giả: - Phan Bội Châu (1867-1940) có tên thật là Phan Văn San. Hiệu là Sào Nam Quê quán: làng Đan Nhiệm (nay thuộc Nam Hoà- Nam Đàn- Nghệ An). - Là một nhà chí sĩ yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX. - Là một thi sĩ, nhà văn lớn có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. |
Hỏi: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Khi nhà thơ bị bắt giam tại Quảng Đông- Trung Quốc. Chúng có ý định trao trả ông cho thực dân Pháp (trước đó ông bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt năm 1912). Ông nghĩ mình khó có thể thoát khỏi cái chết được nên đã viết “Ngục trung thư” nhằm để lại một bức thư tuyệt mệnh tâm huyết cho đồng bào, đồng chí. Đọc từ khó - Sách giáo khoa? - Yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ ngữ: | b. Tác phẩm: - Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1941, khi tác giả bị bắt giam tại Quảng Đông - Trung Quốc. - Là một bài thơ nôm nằm trong tác phẩm: “Ngục trung thư” viết bằng chữ Hán năm 1914. c. Từ khó (Sách giáo khoa) - Kinh tế, bủa tay, phong lưu, hào kiệt. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: Hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? - Thể thơ: hất ngôn bát cú Đường luật. | II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thể thơ: - Thất ngôn bát cú Đường luật. |
Hỏi: Thể thơ này thường có bố cục như thế nào? | 2. Bố cục: - Đề, thực, luận, kết. |
Hỏi: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? | - Nhân vật trữ tình trong bài thơ là nhà yêu nước Phan Bội Châu. |
Hỏi: Em hiểu thế nào về hai chữ “cảm tác” ở nhan đề bài thơ? Hỏi: Từ đó em hiểu như thế nào về nhan đề: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? - Đọc hai câu thơ đầu - Hào kiệt: là người có tài năng, chí khí hơn người. - Phong lưu: phong thái ung dung, đường hoàng. Câu thơ sử dụng lặp từ nào? - Vẫn. | 3. Phân tích: a. Hai câu đề: - Cảm tác: Cảm xúc được viết ra thành sáng tác. ⇒ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là cảm xúc được viết ra khi bị bắt giam ở nhà ngục Quảng Đông. |
- Học sinh đọc hai câu thơ: Hỏi: Hai câu thơ đầu khí phách, phong thái của nhà chí sĩ như thế nào? - Đường hoàng, tự tin, ung dung, thanh thản. Hỏi: Em có nhận xét như thế nào về khẩu khí của thi sĩ? Hỏi: Em hiểu gì về quan niệm “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”? - Tác giả coi nhà giam là nơi nghỉ ngơi sau những ngày hoạt động cách mạng căng thẳng, mệt nhọc. Giáo viên: Thực tế đâu phải như vậy, tác giả kể việc mình bị dẫn giải đi nào xiềng tay, nào trói chặt, vào ngục bị giam chung với người tù xử tử, chứ đâu được đối đãi như khách. đứng cao hơn cùm kẹp đầy đoạ của kẻ thù. Tác giả cảm thấy mình hoàn toàn tự do, thanh thản về tâm hồn. | “ Vẫn là hào kiệt… Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” - Hai câu thơ diễn tả phong thái ung dung, đường hoàng, tự tin, thanh thản - Khẩu khí ngang tàng, khí phách hiên ngang quật cường. - Nhà thơ coi đó như một cách nghỉ ngơi trên chặng đường bôn tẩu dài dặc, hoạt động cách mệnh căng thẳng, mệt nhọc. |
- Đọc diễn cảm hai câu thực. Hỏi: Nhận xét về âm hưởng, giọng điệu của nó so với hai câu trên? - Giọng điệu trầm thống, diễn tả một nỗi đau cố kìm nén, khác với giọng diệu cười cợt, đùa vui ở hai câu trên. Hỏi: Tại sao lại có sự đổi thay về giọng điệu? - Là hai câu thơ tác giả tự nói về cuộc đời bôn ba của mình. | b. Hai câu thực: “ Đã cách không nhà…bốn bể Lại người... năm châu” - Hai câu thơ giọng điệu trở nên ngậm ngùi thương cảm. - Tác giả suy ngẫm về cuộc đời bôn ba của mình. |
Hỏi: Đó là cuộc đời như thế nào? Giải thích 2 câu thơ “khách không nhà trong bốn bể”, “người có tội giữa năm châu”? - Tác giả là một nhà hoạt động cách mạng xa quê, bị trục xuất ở Nhật Bản, sống bất hợp pháp ở Trung Quốc, lại bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt, đi đến đâu cũng bị xua đuổi. | - Đó là một cuộc đời hoạt động Cách Mạng đầy sóng gió, trắc trở của người tù cách mạng Phan Bội Châu. (Từ năm 1905 cho đến khi bị bắt là gần mười năm, mười năm phiêu bạt khi Nhận Bản, khi TQ, khi Xiêm La (Thái Lan), mười năm không một mái ấm gia đình, cực khổ về vật chất, đắng cay về tinh thần. Thêm vào đó còn sự săn đuổi của kẻ thù ở đâu ông cũng là đối tượng bị truy bắt của thực dân Pháp. |
Hỏi: Em nhận xét gì về cách dùng từ ngữ trong hai câu thơ? Nhà thơ sử dụng cặp từ “đã- lại” bình đối “khách không nhà- người có tội”; “trong bốn bể- giữa năm châu”. | - Đã … lại ⇒ Cặp từ hô ứng - tăng tiến → thể hiện nối thống khổ của ng tù cách mệnh. |
Hỏi: ý nghĩa của lời tâm sự là gì? Giáo viên: Cuộc đời hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu thật sóng gió, bất trắc. Từ năm 1905 cho đến khi ông bị bắt là gần 10 năm, 10 năm phiêu bạt khi Nhật Bản, khi Trung Quốc khi Thái Lan, 10 năm không một mái ấm gia đình, khổ cực, thiếu thốn về vật chất, đắng cay về tinh thần, thêm vào đó là sự săn đuổi của kẻ thù. Dù ở đâu ông cũng là đối tượng truy bắt của Thực dân Pháp, nhất là khi mang trên mình một bản án tử hình. | ⇒ Hai câu thơ thể hiện nỗi đau lớn lao của một vị anh hùng, sóng gió của cuộc đời riêng gắn với nỗi đau của cả một dân tộc. Hình ảnh người tù trở nên lớn lao và phi thường hơn. |
Hỏi: Đọc câu thơ 5,6. Em có nhận xét gì về từ ngữ và lối nói trong hai câu thơ này? Tác dụng của nó? Giải thích: “bủa tay”, “kinh tế”? - “bủa tay” là mở rộng vòng tay; “kinh tế”: kinh bang tế thế: trị nước cứu đời → ôm hoài bão cứu nước. - Lối nói khoa trương, sử dụng bình đối → cho dù ở tình trạng bị kịch như thế nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn của kẻ thù. | c. Hai câu luận: “ Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế, Mở miệng cười tan cuộc oán thù” Nghệ thuật: Các động từ “dang tay”, “mở miệng”, dùng lối nói quá khoa trương nhằm nhấn mạnh con người không nhỏ bé trong vũ trụ nữa mà trở nên lớn lao đến mức như thần như thánh. |
Hỏi: Em hiểu gì về ý nghĩa của hai câu thơ này? Giáo viên: Ta cũng bắt gặp chí khí ấy của tác giả trong bài “Chơi xuân”: Phùng xuân hội may ra ừ cũng dễ Nắm địa cầu vừa một tí con con Đạp toang hai cánh càn khôn Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà. | ⇒ Thể hiện khẩu khí ngang tàng bất khuất của bậc anh hùng hào kiệt, dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không thay đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước. |
Đọc hai câu thơ kết? Hỏi: Hai câu thơ có từ nào lặp lại? - Còn. Hỏi: Tác dụng của việc lặp lại từ "còn"? Em cảm nhận được gì về nội dung câu thơ? - Lời khẳng định dõng dạc, dứt khóat tư thế con người đứng cao hơn cái chết khẳng định ý chí sắt đá mà kẻ thù chẳng thể nào phá vỡ. Con người ấy còn sống là còn đấu tranh, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình | d. Hai câu thơ kết: “ Thân vẫn còn, còn sự nghiệp Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” - Nghệ thuật: Lặp lại từ “còn” ⇒ Lời thơ dõng dạc, dứt khoát, khẳng định ý chí đấu tranh, niềm tin mãnh liệt vào sự nghiệp mình đã chọn, không ngai hiểm nguy, gian khó. |
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tổng kết: Hỏi: Em cảm nhận được gì về nội dung nghệ thuật của bài thơ? Đọc ghi nhớ. | III. Tổng kết: * Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 148 |
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập: Hỏi: Nhận dạng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (số câu, số chữ, cách gieo vần) - Gọi học sinh đọc bài đọc thêm. | V. Luyện tập: Thể thơ: Thất ngôn bát đường luật. - Số câu: 8 câu- mỗi câu bẩy chữ, vần: cách, gieo vần ở các câu 2,4,6,8… |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Nêu bố cục của bài thơ? Nội dung và nghệ thuật của toàn bài thơ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
- Chuẩn bị bài: “Đập đá... ”
Bài trước: Viết bài tập làm văn số 3 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Đập đá ở Côn Lôn - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8