Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Văn bản tường trình - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Văn bản tường trình - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết về đặc điểm, cách làm văn bản tường trình.

- Hệ thống kiến thức về văn bản tường trình

- Mục tiêu và quy cách làm một văn bản tường trình

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận biết và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác. Biết cách tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ trung thực khi viết văn bản tường trình.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu khái niệm hành động nói? Các hành động nói? Mối quan hệ giữa các kiểu câu với hành động nói? Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?

3. Bài mới

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bắt gặp một số tình huống, sự việc đã xảy ra gây hậu quả, những người có thẩm quyền giải quyết chưa có cơ sở đánh giá và xử lí. Người thực hiện và chứng kiến xự việc cần làm tường trình.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH

- Gọi học sinh đọc văn bản sách giáo khoa

Hỏi: Trong các văn bản trên, ai là người phải viết văn bản tường trình và viết cho ai?

Hỏi: Theo em người ta viết văn bản tường trình nhằm mục đích gì?

Hỏi: Em hãy nhận xét về thái độ của người viết đối với sự việc được tường trình?

Hỏi: Nêu một số trường hợp cần phải viết văn bản tường trình?

I. Đặc điểm chung của văn bản tường trình

1. Bài tập:

-Văn bản 1: Sách giáo khoa - Trang 133

-Văn bản 2: Sách giáo khoa - Trang 134

* Nhận xét:

- Người viết văn bản tường trình:

+) Văn bản 1: Người mắc khuyết điểm.

+) Văn bản 2: Người mất xe đạp.

- Viết cho người có trách nhiệm giải quyết các sự việc trên.

- Mục đích: Trình bày lại nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc và mức độ thiệt hại cần giải quyết (nếu có)

Hỏi: Từ kết quả các bài tập, em hiểu thế nào là văn bản tường trình?

Hỏi: Ai là người viết văn bản tường trình? Ai là người nhận văn bản tường trình?

Hỏi: Mục đích viết văn bản tường trình là gì?

Hỏi: Văn bản tường trình có hình thức như thế nào?

Hỏi: Nội dung văn bản tường trình cần lưu ý những gì?

*Kết luận:

- Tường trình là văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.

- Người viết văn bản tường trình là người có liên quan đến sự việc, người nhận là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết sự việc.

- Mục đích: Nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để người có trách nhiệm giải quyết nắm được bản chất sự việc để đánh giá kết luận và có phương hướng xử lí đúng đắn.

- Hình thức: Gồm 3 phần (phần đầu, nội dung, kết thúc)

- Nội dung: đầy đủ, rõ ràng, trung thực.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU CÁCH LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH:

- Yêu cầu học sinh chọn lựa các tình huống cần viết văn bản tường trình.

Hỏi: Tại sao em lựa chọn các tình huống trên?

II. Cách làm văn bản tường trình:

1. Tình huống phải viết văn bản tường trình

a, b => Viết văn bản tường trình

c. Không cần.

d. Tuỳ vào tài sàn bị mất là lớn hay nhỏ.

- Vì tình huống a→ học sinh mắc lỗi có ý (a)→ viết cho giáo viên chủ nhiệm;

b→ vô ý mắc lỗi → viết cho thầy cô phụ trách phòng thí nghiệm.

- Gọi học sinh đọc mục 2

Hỏi: Văn bản tường trình cần có các mục nào?

Hỏi: Phần đầu văn bản tường trình gồm những mục nào? Cách trình bày?

Hỏi: Phần nội dung trình bày những gì?

Hỏi: Thể thức kết thúc văn bản tường trình như thế nào?

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ Sách giáo khoa / Trang 136

2. Cách làm văn bản tường trình:

- Văn bản tường trình bao gồm ba phần:

* Phần đầu:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ (ghi chính giữa)

- Địa điểm và thời gian làm tường trình (ghi vào góc bên phải)

- Tên văn bản (Ghi chính giữa)

* Phần nội dung:

- Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân vì đâu, hậu quả thế nào, ai chịu trách nhiệm.

- Thái độ tường trình phải khách quan, trung thực.

*Phần kết thúc:

- Lời đề nghị, cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình. (góc phải)

3. Ghi nhớ: Sách giáo khoa / Trang 136

4. Củng cố, tuyện tập

Hỏi: Thế nào là văn bản tường trình? Cách làm văn bản tường trình?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, chuẩn bị bài: Luyện tập viết văn bản tường trình

(Làm các bài tập sách giáo khoa) - đọc văn bản tường trình.