Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Giáo án Ngữ Văn lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Hiểu dược thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội; nắm được khái niệm từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận biết, hiểu nghĩa của một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng phương ngữ, biệt ngữ đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Chuẩn bị bài soạn, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số
2. Kiểm tra
Hỏi: Từ tượng hình là gì? Từ tượng thanh là gì? lấy ví dụ?
Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh?
- Từ tượng hình là những từ dùng để gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: loẻo khoẻo
- Từ tượng thanh là những từ mô phỏng âm thanh.
- Ví dụ: róc rách.
- Tác dụng: giúp gợi tả âm thanh, hình ảnh một cách cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
3. Bài mới
“ Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”
Hỏi: Trong hai câu thơ trên, từ “bầm” dùng để chỉ ai?
- Chỉ mẹ → từ "bầm" chính là từ ngữ địa phương.
Vậy từ ngữ địa phương là gì? Biệt ngữ xã hội có đặc điểm ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt | ||||
---|---|---|---|---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ ngữ địa phương: - Yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập. Hỏi: các từ: bẹ, bắp, ngô, từ nào là từ chỉ dùng trong một địa phương nhất định? Từ nào là ngôn ngữ toàn dân? Hỏi: Em quen với cách gọi là bắp, bẹ hay ngô? Hỏi: Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương. Thế nào là từ toàn dân? ( Từ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng trong một địa phương nhất định, Từ toàn dân sử dụng rộng rãi trong toàn dân) - Giáo viên chốt, gọi học sinh đọc ghi nhớ. + Giáo viên: Cho học sinh làm bài tập vận dụng chỉ ra các từ địa phương trong các câu sau; và tìm từ toàn dân tương ứng. - (heo- lợn (Miền Nam); o- cô (Miền Trung) - Mần - Làm (Miền Trung) - Nớ- ấy (Miền Trung) - Bắp- ngô (Tây bắc) - vừng (toàn dân); mè (Địa phương). - bầm, u ⇒ mẹ. - Chuyển ý: | I. Từ ngữ địa phương: 1. Bài tập: - Các từ bẹ, bắp → dùng để chỉ ngô. ⇒ Bẹ, bắp ⇒ là từ ngữ được sử dụng ở vùng Tây Bắc → Từ địa phương. ⇒ ngô: Từ sử dụng rộng rãi trong toàn dân. * Nhận xét: - Từ địa phương: là từ ngữ được sử dụng trong địa phương nhất định. - Từ toàn dân: Là từ ngữ sử dụng phổ biến trong toàn dân. 3. Ghi nhớ (Sách giáo khoa) Trang 57 | ||||
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biệt ngữ xã hội: - Đọc ví dụ sách giáo khoa - trang 57, lưu ý các từ in đậm. Hỏi: Vì sao trong đoạn văn này có chỗ tác giả dùng từ “mẹ”, có chỗ tác giả dùng từ “mợ”? - Hai từ đồng nghĩa. Hỏi: Trước cách mạng tháng tám ở nước ta tầng lớp xã hội nào gọi mẹ là mợ, gọi cha là cậu? Hỏi: Các từ: ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng những từ này? Giáo viên → Vậy: Các từ: mợ, ngỗng, trúng tủ gọi là biệt ngữ xã hội. Hỏi: Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội? - Học sinh đọc ghi nhớ (Sách giáo khoa). Hỏi: Tìm thêm một số ví dụ về biệt ngữ? - cớm (công an) → xã hội đen. - Gậy: điểm 1. - Ghi đông: điểm 3. | II. Biệt ngữ xã hội: 1. Bài tập: a. mợ và mẹ: 2 từ đồng nghĩa. - cậu, mợ: từ dùng trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu → từ ngữ sử dụng trong một tầng lớp nhất định. - Tầng lớp trung lưu, thượng lưu. b. ngỗng → điểm 2; trúng tủ → đúng chỗ đã học. → Từ thường được sử dụng trong tầng lớp học trò hiện nay. * Nhận xét: - Từ ngữ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định → biệt ngữ xã hội 2. Ghi nhớ (Sách giáo khoa). | ||||
Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội: - Đọc 2 ví dụ (Sách giáo khoa - Trang 58). Hỏi: Từ hai ví dụ trên em rút ra điều gì khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội? Hỏi: Trong đoạn thơ việc tác giả dùng từ ngữ địa phương nhằm mục đích gì? Hỏi: Muốn không lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, ta cần sử dụng nhóm từ này như thế nào? - Đọc ghi nhớ 3 (Sách giáo khoa - Trang 58) | III. Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội: 1. Bài tập: * Nhận xét: - Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội → dễ gây khó hiểu. - Trong thơ văn tác giả sử dụng từ ngữ địa phương nhằm mục đích tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội, tính cách nhân vật. 2. ghi nhớ Sách giáo khoa- Trang 58 | ||||
Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Giáo viên: Gợi ý học sinh làm bài tập - Giáo viên: Kẻ bảng, gọi học sinh lên điền từ. - Gọi học sinh nhận xét, bổ sung. - Giáo viên: Chữa bài, cho điểm | IV. Luyện tập: Bài tập 1 (trang 58) - Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.
| ||||
- Đọc bài 2 - trang 59, nêu yêu cầu. - Học sinh làm bài. - Gọi 1 học sinh lên nêu kết quả. - Học sinh và giáo viên nhận xét, bổ sung. | Bài tập 2 (trang 59): - Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác. giải thích nghĩa. - mổ, chôm → lấy cắp. - mõi: lấy cắp. - cớm: công an. | ||||
- Đọc bài 3, nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên hướng dẫn. - Học sinh làm bài, nhận xét. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 - 5 ở nhà | Bài tập 3 (trang 59): - Trường hợp nào nên sử dụng từ ngữ địa phương, truờng hợp nào không nên sử dụng. a. Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương. b. Người nói chuyện với mình là ở địa phương khác. c. Khi phát biểu ý kiến trên lớp. d. Khi làm bài tập làm văn. đ. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo. e. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết Tiếng Việt. → Trường hợp (a) nên sử dụng từ địa phương, các trường hợp khác không nên sử dụng. |
4. Củng cố, luyện tập
Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- cho ví dụ?
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học ghi nhớ, làm bài tập 4-5, chuẩn bị bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”
Bài trước: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Tóm tắt văn bản tự sự - Giáo án Ngữ Văn lớp 8