Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Trả bài tập làm văn số 2 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

Trả bài tập làm văn số 2 - Giáo án Ngữ Văn lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Thông qua giờ trả bài học sinh nắm được những ưu, khuyết điểm của mình trong bài viết. Sửa chữa một số lỗi cơ bản và định hướng trả lời đúng nhất của đề bài. Sửa các lỗi sai về câu từ và chính tả.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, viết bài văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. Trình bày bài kiểm tra.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức sửa lỗi, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp. Đặt câu chuẩn.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Chuẩn bị giáo án, chấm bài chuẩn bị nội dung nhận xét.

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi, lập dàn bài...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Muốn thuyết minh được yêu cầu ta phải có những kiến thức gì? Nêu các phương pháp thuyết minh?

- Muốn làm được bài văn thuyết minh ta cần phải quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức.

- Không hư cấu tưởng tượng trong bài văn thuyết minh.

- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu; so sánh; phân tích phân loại

3. Bài mới

Để biết được kết quả bài làm; nắm được những ưu điểm, nhược điểm cần rút kinh nghiệm chúng ta tiến hành giờ trả bài kiểm tra văn và bài viết tập làm văn số 2.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

Hoạt động 1. Hướn dẫn học sinh trả bài kiểm tra văn:

- Yêu cầu học sinh chọn ý trắc nghiệm đúng:

- Giáo viên nhận xét và bổ sung.

I. Trả bài kiểm tra văn:

1. Xác định đáp án - chữa bài:

Phần I: Trắc nghiệm (2 điểm)

Trả lời mỗi câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng)

- Mỗi câu đúng cho 0.5 điểm:

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu 3: C

Câu 4: D

- Yêu cầu học sinh chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản truyện kí.

⇒ Giáo viên nhận xét và bổ sung.

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1: ( 3 điểm)

+) Điểm giống nhau: ( 2 điểm)

- Đều là văn bản tự sự được xếp vào truyện kí hiện đại, sáng tác trong giai đoạn 1930- 1945.

- Cùng viết về đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu miêu tả số phận của những con người bị chà đạp, cực khổ.

- Đều tràn đầy tinh thần nhân đạo.

- Lối viết chân thực gắn với thực tế, sử dụng bút pháp hiện thực sinh động.

+) Điểm khác nhau (1điểm)

- Khác nhau về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, hình thức nghệ thuật.

Câu 2 (5 điểm)

- Về hình thức: bài văn có bố cục 3 phần đầy đủ: mở bài, thân bài, kết bài. Bài văn được viết theo phương thức (phát biểu cảm nghĩ về nhân vật văn học)

- Về nội dung: bài văn cần phải bảo đảm các ý sau

+) Lão Hạc là một lão nông dân nghèo khổ, vợ mất sớm, nghèo không đủ tiền dựng vợ cho con, nên người con trai độc nhất của lão bỏ đi làm phu đồn điền cao su. ( 0,5 điểm)

+) Lão Hạc là người có lòng yêu thương con sâu sắc: Lão cố tích góp, dành dụm tiền để cho con, quyết định bán đi cậu vàng vì không muốn tiêu phạm vào đồng tiền, mảnh vườn để dành cho con. Lão lựa chọn cái chết để để giữ cho con trai căn nhà và mảnh vườn ấy. (1.5 điểm)

+) Lão Hạc là người nhân hậu, sống tình nghĩa, thủy chung: Lão ân hận day dứt vì “ Già bằng này tuổi đầu rồi còn lừa gạt một con chó” Lão vô cùng đau đớn xót xa khi phải bán đi cậu vàng. ( 1.5 điểm)

+) Lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng: Lão thà nhịn ăn chứ không muốn gây phiền hà cho hàng xóm, láng giềng. Lão đã chuẩn bị chu đáo cho cái chết của mình.

( 1.5 điểm)

2. Nhận xét bài làm của học sinh:

a. Ưu điểm:

- Phần đa các em đều hiểu đề và nghiêm túc làm bài đạt kết quả tốt, nhiều em đạt điểm cao.

b. Nhược điểm:

Vẫn còn hiện tượng trình bày cẩu thả, sai lỗi chính tả, xác định sai đáp án.

- Còn học sinh mắc lỗi chính tả:

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh trả bài tập làm văn số 2:

Hỏi: Đề bài thuộc kiểu bài gì?

- Tự sự.

Hỏi: Đề yêu cầu như thế nào?

II. Trả bài tập làm văn số 2:

1. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài:

1.1. Yêu cầu:

- Kể chuyện một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng.

- Ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất.

Hỏi: Em hãy tìm các ý chính cần triển khai trong bài?

1.2.Tìm ý:

- Nhân vật: em, bố, mẹ…

- Sự việc: em đã làm việc gì khiến bố mẹ vui.

1.3. Lập dàn ý:

Hỏi: Phần mở bài em sẽ viết gì?

a. Mở bài:

- Giới thiệu về việc làm em dự định kể.

Hỏi: Thân bài em kể những điều gì?

b. Thân bài

+ Kể diễn biến sự việc: Bối cảnh thời gian, không gian diễn ra sự việc?

- Em đã làm việc gì khiến bố mẹ em vui? Em làm việc đó như thế nào? Mục đích của việc làm ấy là gì? Công việc đó diễn ra như thế nào? Tình huống bất ngờ khiến cho bố mẹ vui lòng?

- Kết quả việc làm của em ra sao? Nó đem lại lợi ích gì (niềm vui gì cho em và người xung quanh?

Hỏi: Em miêu tả và biểu cảm những nội dung gì?

+ Các yếu tố miêu tả, biểu cảm:

- Miêu tả hành động, cử chỉ, nét mặt của bố mẹ, khi biết được việc làm của em.

- Biểu cảm: Cảm nhận, tâm trạng, những suy nghĩ của em khi làm cho bố mẹ vui lòng. cảm xúc của bố mẹ em?

Hỏi: Em sẽ trình bày phần kết bài như thế nào?

c. Kết bài:

- Niềm vui của em và tâm nguyện luôn cố gắng để làm cho bố mẹ vui lòng.

Hoạt động 3. Hướng dẫn học sinh nhận xét bài viết:

Giáo viên: Dựa vào những nội dung trên em tự đánh giá bài làm của mình xem đã đạt được các yêu cầu như dàn bài chưa?

( học sinh tự đánh giá)

- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.

2. Nhận xét bài viết:

2.1. Học sinh nhận xét:

2.2. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh:

a. Ưu điểm:

- Xác định đúng yêu cầu của một đề bài tự sự.

- Sử dụng đúng ngôi kể thứ nhất “tôi”.

- Đa phần các em viết đúng yêu cầu.

- Nhiều bài viết mạch lạc, sáng tạo, sử dụng từ ngữ gợi cảm.

b. Nhược điểm:

- Còn nhiều em mắc các lỗi sai chính tả, chưa biết chấm câu, diễn đạt còn lủng củng, chưa biết xây dựng đoạn và chuyển đoạn. Đặt dấu câu chưa hợp lí hoặc thiếu dấu câu. (8B)

- Một số bài có nội dung giống nhau, (nhìn bài nhau, quay cóp, có những câu văn giống hệt nhau).

- Có bạn trình bày không có bố cục ba phần mở bài và thân bài, kết bài. Truyện kể còn sơ sài, lủng củng, tình tiết nghèo nàn. Câu văn lủng củng, diễn đạt chưa thoát ý...

Hoạt động 4. Hướng dẫn học sinh sửa lỗi diễn đạt của bài viết:

- Giáo viên chọn một số câu, từ chưa hợp lí yêu cầu học sinh sửa lại.

Hỏi: Câu sau sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng?

( Sai ở hình ảnh so sánh chưa phù hợp với đối tượng miêu tả).

- Học sinh sửa lỗi diễn đạt tại chỗ, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.

- Học sinh lên bảng sửa lỗi dùng từ và chính tả, nhận xét.

- Giáo viên nhận xét sửa chữa.

Hoạt động 5. Hướng dẫn học sinh đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu:

- Giáo viên gọi học sinh đọc một số bài văn hay của học sinh và đọc một bài văn mẫu.

III. Sửa lỗi diễn đạt:

1. Lỗi dùng từ, đặt câu:

2. Lỗi chính tả:

4. Củng cố, luyện tập

- Giáo viên hệ thống lại những ưu, nhược điểm, những mặt cần phát huy, những lỗi cần khắc phục của bài viêt.

5. Chỉ dẫn học ở nhà

- Tiếp tục sửa các lỗi trong bài viết.

- Chuẩn bị bài: “Bài toán dân số” trả lời các câu hỏi sách giáo khoa