Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. Nắm được các đặc điểm và cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát một danh lam thắng cảnh.
- Đọc tài liệu, thu thập, ghi chép, tra cứu những tri thức khách quan về đối tượng để sử dụng trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh.
- Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý thức thu thập tài liệu về những danh lam thắng cảnh, tập viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Nêu những hiểu biết của em về bài văn thuyết minh về một phương pháp, cách làm?
3. Bài mới
- Các em đã từng được nghe được đến những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như Vịnh hạ long hay Sa Pa, Hồ Gươm, có đô Huế... vậy để viết được bài văn thuyết minh về những địa danh trên, chúng ta cần phải tích luỹ và thu thập kiến thức như thế nào? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay...
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách giới thiệu một danh lam thắng cảnh - Gọi học sinh đọc: Hỏi: Bài thuyết minh giới thiệu về mấy đối tượng? Các đối tượng ấy có quan hệ với nhau như thế nào? - Giới thiệu về hai đối tượng hồ Hoàn kiếm & Đền Ngọc Sơn có vị trí rất gần nhau. Hỏi: Qua bài thuyết minh trên em hiểu biết thêm những kiến thức gì về 2 đối tượng trên? Hỏi: Muốn có những kiến thức đó, người viết cần phải chuẩn bị những gì? Hỏi: Bài viết được sắp xếp theo bố cục như thế nào? theo em trong bố cục có gì thiếu xót ? Hỏi: Theo em bài thuyết minh còn thiếu những nội dung gì? → Vị trí, độ rộng hẹp của hồ, vị trí của tháp rùa, của đền Ngọc Sơn, cầu Thê húc miêu tả quang cảnh xung quanh, cây cối màu nước xanh, nội dung bài viết còn khô khan. Hỏi: Nêu phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài? - Các phương pháp thuyết minh được sử dụng: giới thiệu, phân tích, phân loại, giải thích... Hỏi: Qua bài tập em hiểu thế nào là thuyết minh về một danh lam thắng cảnh? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. | I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh 1. Bài tập: - Giới thiệu về Hồ hoàn kiếm và Đền Ngọc sơn. - Đối tượng thuyết minh: Hai đối tượng hồ Hoàn kiếm và Đền Ngọc Sơn có vị trí rất gần nhau. - Kiến thức về đối tượng: Nguồn gốc hình thành Hồ Hoàn Kiếm, sự tích những tên gọi của hồ. - Đền Ngọc sơn: Nguồn gốc và sơ lược quá trình xây dựng Đền, vị trí, cấu trúc. - Tích luỹ kiế thức: Phải đọc sách tra cứu tài liệu, xem tranh ảnh, hỏi han... * Bố cục: 1, Giới thiệu hồ hoàn kiếm 2, Giới thiệu Đền Ngọc Sơn 3, Giới thiệu Bờ hồ → Đủ 3 phần - Chọn lựa phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng thuyết minh. *Nhận xét: - Muốn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh cần: Thăm thú, đọc, tra cứu sách vở, hỏi,... - Bố cục: gồm 3 phần - Kiến thức khách quan tin cậy. - Lời văn, chính xác biểu cảm 2. Ghi nhớ: |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: → Học sinh thảo luận theo nhóm tổ, thời gian: 5' Đại diện của nhóm báo cáo - Học sinh suy nghĩ độc lập và trả lời các yêu cầu của đề bài | II. Luyện tập: 1. Bài tập 2: - Trình tự tham quan: + Quan sát từ gác nhà bưu điện, nhìn bao quát toàn cảnh hồ, đền, từ đường Đinh Tiên Hoàng nhìn vào đài nghiên tháp bút, qua cầu thê húc vào đền. + Miêu tả bên trong đền: Từ chấn Ba đình nhìn ra hồ, về phía thủy tạ, tháp rùa. - Từ tầng 2 nhà phố hàng khay nhìn bao quát cảnh hồ, đền... Bài 3: - Chọn chi tiết: Rùa hồ gươm, truyền thuyết trả gươm thần, cầu thê húc, tháp bút... vấn đề gìn giữ cảnh quan & sự trong sạch của hồ gươm... Bài 4: - Câu nói của nhà văn nước ngoài có thể dùng ở phần mở bài, hoặc kết bài |
4. Củng cố, tập luyện tập
Hỏi: Thế nào là thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: Ôn tập về văn bản thuyết minh.
Bài trước: Câu cầu khiến - Giáo án Ngữ Văn lớp 8 Bài tiếp: Ôn tập về văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8