Ôn tập về văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Học sinh ôn tập khái niệm về văn bản thuyết minh.
- Các phương pháp thuyết minh.
- Những yêu cầu cơ bản khi làm một bài văn thuyết minh.
- Sự phong phú, đa dạng về đối tượng giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
2. Kĩ năng
- Rèn cho học sinh kĩ năng khái quát, hệ thống những kiến thức đã học.
- Đọc hiểu, yêu cầu của đề bài văn thuyết minh.
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh.
- Lập dàn ý, viết đoạn văn và bài văn thuyết minh.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh ý thức quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức khi làm văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị tài liệu
1. Giáo viên
Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo, nháp, vở ghi...
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định tổ chức Sĩ số:
2. Kiểm tra
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh?
3. Bài mới
Chúng ta đã được làm quen với các kiểu bài văn thuyết minh. Hôm nay cô cùng các em sẽ hệ thống lại toàn bộ những kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Kiến thức cần đạt |
---|---|
Hoạt động 1. Hướng dẫn học sinh ôn tập lý thuyết: Hỏi: Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống? | I. Lý thuyết 1. Vai trò tác dụng của văn bản thuyết minh: + Định nghĩa kiểu văn bản - Thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe những tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, ý nghĩa …của các hiện tương sự vật trong tự nhiên xã hội bằng phương thức trình bầy, giới thiệu, giải thích |
Hỏi: Văn bản thuyết minh có gì khác so với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? | 2. Văn bản thuyết minh có những tính chất khác so với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận: - Thuyết minh bằng phương pháp trình bày, giới thiệu, giải thích. - Tự sự: Giới thiệu sự việc, nhân vật. - Miêu tả: Giới thiệu cảnh vật, con người, thời gian và không gian. - Biểu cảm: Giới thiệu đối tượng gây cảm xúc là con người, cảnh vật... - Nghi luận: Giới thiệu luận điểm, luận cứ. → Các yếu tố miêu tả, tự sự kể truyện không thể thiếu được trong văn bản thuyết minh. |
Hỏi: Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? Hỏi: Nêu các kiểu đề văn thuyết minh? + Thuyết minh về đồ vật, động vật, thực vật + Thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên xã hội, 1 phương pháp, 1 danh lam thắng cảnh một thể loại văn học, giới thiệu 1 danh nhân, 1 phong tục … Hỏi: Bài văn thuyết minh phải làm nổi bật điều gì? | 3. Bài văn thuyết minh cần phải chuẩn bị + Nội dung kiến thức: Khách quan, xác thực, đáng tin cậy + Lời văn: Rõ ràng, chặt chẽ, vừa đủ, dễ hiểu, giản dị, hấp dẫn - Cần làm rõ và nổi bật đối tượng cần thuyết minh. - Nêu những phương thức thuyết minh thường được vận dụng? + Nêu định nghĩa, giải thích + Liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu (con số), So sánh đối chiếu, phân loại, phân tích |
Hỏi: Bố cục bài văn thuyết minh bao gồm mấy phần? | * Bố cục của bài văn thuyết minh: ⇒ Bài văn thuyết minh có bố cục gồm 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng thuyết minh + Thân bài: Giới thiệu từng mặt, phần, từng vấn đề, đặc điểm của đối tượng. Nên thuyết minh theo 3 bước (loại bài về phương pháp) là chuẩn bị, quá trình tiến hành, kết quả thành phẩm + Kết bài: ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế Xã hội, văn hóa, lịch sử 4. Các phương pháp thuyết minh + Nêu định nghĩa, giải thích + Liệt kê + nêu ví dụ + Dùng số liệu (con số). + So sánh đối chiếu + Phân loại, phân tích. |
Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh luyện tập: Bài 1: Hãy nêu cách lập ý và lập dàn ý với các đề bài sau: Hỏi: Lập ý cần trình bầy những nội dung gì? Hỏi: Phần dàn ý cần trình bầy những nội dung gì? | II. Luyện tập Bài 1 a. Giới thiệu một đồ dùng học tập + Lập ý: Tên đồ dùng, hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo và công dụng của đồ dùng, những điều cần chú ý khi sử dụng + Dàn ý: - Mở bài – Khái quát tên đồ dùng và công dụng của nó - Thân bài - Hình dáng, chất liệu, kích thước, màu sắc cấu tạo, các bộ phận và cách sử dụng. - Kết bài – Chú ý khi sử dụng, sự cố cần sửa chữa |
Hỏi: Muốn giới thiệu một danh lam thắng cảnh phần lập ý bao gồm những nội dung nào? | *) Muốn giới thiệu một danh lam thắng cảnh phần lập ý bao gồm những nội dung +Lập ý: Tên danh lam, khái quát về ví trí và ý nghĩa với quê hương cấu trúc, quá trình hình thành, xây dựng, tu bổ, đặc điểm nổi bật |
Hỏi: Bố cục bài gồm mấy phần, nội dung từng phần? | + Dàn ý: +) Mở bài: Vị trí và ý nghĩa văn hóa, lịch sử, xã hội của danh lam thắng cảnh đối với quê hương đất nước +) Thân bài: Vị trí địa lí quá trình hình thành, phát triển, tu tạo định hình trong quá trình lịch sử → ngày nay - Cấu trúc qui mô, từng khối - Sơ lược thần tích - Hiện vật trưng bầy, thờ cúng, phong tục, lễ hội +) Kết bài: Thái độ tình cảm đối với danh lam |
Bài 2: Viết đoạn văn theo các đề bài a. Giới thiệu về một đồ dùng học tập b. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh quê em - Giáo viên hướng dẫn cách viết | Bài 2: b. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh + Lập ý + Dàn ý: 3 phần + Tập viết đoạn văn: |
4. Củng cố, luyện tập
Hỏi: Thế nào là một văn bản thuyết minh? Nêu bố cục chung của một bài văn thuyết minh? các phương pháp thuyết minh?
5. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài cũ, chuẩn bị bài: " Ngắm trăng"
Bài trước: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 Bài tiếp: Ngắm trăng - Giáo án Ngữ Văn lớp 8