Trang chủ > Lớp 8 > Giáo án Ngữ văn 8 chuẩn > Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt - Giáo án Ngữ Văn Lớp 8

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Ôn tập củng cố kiến thức về các kiểu câu, hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu. Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

2. Kĩ năng

- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện các mục đích giao tiếp khác nhau. Biết lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn.

3. Thái độ

- Giáo dục cho học sinh ý thức yêu thích đối với môn học, có ý thức ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Soạn bài, nghiên cứu bài, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, chuẩn bị đồ dùng (bảng phụ).

2. Học sinh

Chuẩn bị bài, học bài cũ, sách giáo khoa, nháp, vở ghi...

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số:

2. Kiểm tra

Hỏi: Nêu các lỗi cần chú ý khi diễn đạt nói (viết)?

3. Bài mới

Chúng ta đã được học các kiểu câu theo mục đích nói, các hành động nói, cách lựa chọn trật tự từ trong câu. Giời học này cô hướng dẫn các em ôn tập tổng kết lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt chúng ta đã học trong trong học kì II.

Hoạt động của giáo viên và học sinhKiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP VỀ KIỂU CÂU: NGHI VẤN, CẦU KHIẾN, CẨM THÁN TRẦN THUẬT, PHỦ ĐỊNH.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu.

I. Các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cẩm thán trần thuật, phủ định:

1. Lí thuyết:

+) Câu nghi vấn: là câu có chứa các từ nghi vấn (ai gì, nào, đâu, là gì, ...

- Chức năng chính của câu nghi vấn là dùng để hỏi, khi viết thường được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

+ Nó ở đâu?

+ Tiếng ta đẹp như thế nào?

+ Ai biết?

+ Nó tìm gì?

+ Cô bạn ở đâu?

- Trong nhiều truờng hợp, câu nghi vấn không được sử dụng để hỏi mà được sử dụng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không cần người đối thoại trả lời.

- Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể được kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm, dấu chấm lửng.

+ Câu cầu khiến:

- Câu cầu khiến là câu có chứa những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ... nào... hay ngữ điệu cầu khiến, được dùng để yêu cầu, ra lệnh, khuyên bảo

- Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý kiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Ví dụ:

Thôi đừng lo lắng – khuyên bảo.

Cứ về đi – yêu cầu.

Đi thôi con. – yêu cầu

+) Câu cảm thán:

- Câu cảm thán có chứa các từ cảm thán: Than ôi, hỡi ơi, chao ôi, xiết bao...

- Câu cảm thán dùng để: bộc lộ cảm xúc, kết thúc bằng dấu (!)

- Không sử dụng câu cảm thán trong văn bản điều hành (hành chính).

- Câu cảm thán chủ yếu xuất hiện trong lời nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

+) Câu trần thuật: không có hình thức của kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến hay câu cảm thán, thường được sử dụng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả...

- Ngoài các chức năng chính trên đây, câu trần thuật cũng được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm cảm xúc... ( vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác)

- Khi viết, câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi lúc nó có thể được kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.

- Đây là kiểu câu cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp.

Ví dụ: - Ông ấy là một người tốt.

- Ngay mai cả lớp đi lao động.

+) Câu phủ định: là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, chả, không phải, chẳng phải (là) đâu có phải (là),.....

- Câu phủ định được sử dụng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả)

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định

( câu phủ định bác bỏ)

Ví dụ: Nó không đi Hà Nội.

Tôi chưa bao giờ chơi thân với nó.

- Gọi học sinh đọc yêu bài tập sách giáo khoa

Hỏi: Xác định các kiểu câu trong đoạn văn?

2. Bài tập 1:

- Câu 1: Trần thuật ghép, có 1 vế phủ định.

- Câu 2: Trần thuật đơn

- Câu 3: Trần thuật ghép, vế sau vị ngữ phủ định (Không nỡ giận)

- Gọi học sinh đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 sách giáo khoa

Hỏi: Đặt một câu nghi vấn dựa vào nội dung câu 2 trong bài tập 1?

Hỏi: Đăt câu cảm thán có chứa một trong những từ như: vui, buồn, hay, đẹp...

3. Bài tập 2:

+) Đặt câu nghi vấn:

Những nỗi đau buồn, lo lắng, ích kỉ có thể che lấp bản chất tốt của người ta không?

4. Bài tập 3:

- Chao ôi, gặp lại bạn mình vui quá!

- Chia tay nhau, buồn ơi là buồn!

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 sách giáo khoa

Hỏi: Trong những câu trên câu nào là câu trần thuật, cầu khiến, nghi vấn?

Hỏi: Câu nào trong số những câu nghi vấn được sử dụng để hỏi?

Hỏi: Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được sử dụng để hỏi? Nó được sử dụng làm gì?

5. Bài tập 4:

a. Trần thuật: Câu 1,3,6

- Câu cầu khiến: 4

- Câu nghi vấn 2,5,7

b. Câu 7: Nghi vấn sử dụng để hỏi.

c. Không dùng để hỏi: Câu 2,5

- Câu 2 dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên về Lão Hạc. Nó được sử dụng để nêu lên điều ngạc nhiên bất ngờ của người nói, bộc lộ cảm xúc.

- Câu 5 sử dụng để giải thích, quan niệm của ông giáo và của chung mọi người.

HOẠT ĐỘNG 2. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN TẬP HÀNH ĐỘNG NÓI:

Hỏi: Nêu khái niệm hành động nói? Cách thực hiện hành động nói?

II. Hành động nói:

1. Hành động nói là một hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

2. Mỗi hành động nói được thực hiện bằng một kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó (cách dùng trực tiếp). Hoặc dùng bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp).

Hỏi: Xác định hành động nói của các câu đã cho theo bảng.

3. Tập luyện:

Bài tập 1 (Trang 131)

STTCâu đã choHành động nói
1Tôi bật cười bảo lão:Kể- trình bày
2- Sao cụ lo xa quá thế?Hỏi- Bộc lộ cảm xúc
3- Cụ còn khoẻ lắm chưa chết đâu mà sợ!Trình bày
4Cụ cứ để tiền đấy mà ăn, lúc chết háy hay!Điều khiển
5Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?Trình bày
6- Không, ông giáo a!Trình bày
7ăn mãi đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?Hỏi

4. Củng cố, luyện tập

Hỏi: Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu đã học?.

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài cũ, chuẩn bị bài: Ôn tập (tiết 2)

(Làm các bài tập sách giáo khoa)